Tên chuyên đề: Hiệu quả can thiệp dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai tại hai quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010-2012
Chuyên ngành:
Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế - 62720164
Họ tên: Pham Thanh Xuân
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1: GS.TS Trương Việt Dũng
Hướng dẫn 2:
PGS. TS Đỗ Văn Dũng
Tóm tắt tiếng việt:
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012, sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích và nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng, kết hợp nghiên cứu định lượng với nghiên cứu định tính và hồi cứu số liệu ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh (can thiệp) và quận Bình Tân (chứng) thành phố Hồ Chí Minh.
Những kết luận mới của luận án:
1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại huyện Bình Chánh và quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010: Tỷ lệ thai phụ có kiến thức đúng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 39,6%; Thái độ đúng là 65,9%; Thực hành đúng là 65,4%. Tivi là nguồn thông tin thai phụ dễ tiếp cận nhất (63,8%) và cũng là nguồn thông tin dễ hiểu nhất đối với thai phụ (44,2%). Tỷ lệ nhiễm HIV của phụ nữ mang thai tương đối cao (0,98%); 95% CI (0.4 – 1.5).
2. Kiến thức của thai phụ có mối liên quan với các yếu tố: Tình trạng kinh tế; Trình độ học vấn; Tình trạng hôn nhân (p<0.05). Thái độ có mối liên quan với các yếu tố: Nghề nghiệp của chồng; Dân tộc; Tình trạng kinh tế (p<0.05). Thực hành có mối liên quan với các yếu tố: Nơi cư trú; Bệnh lây truyền qua đường tình dục (p<0.05).
3. Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai huyện Bình Chánh và quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010-2012: Kiến thức đúng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Hiệu quả can thiệp đạt 8%. Thái độ đúng về chấp nhận xét nghiệm HIV; Hiệu quả can thiệp đạt 3,5%. Thực hành đúng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Hiệu quả can thiệp đạt 25,3%. Tỷ lệ nhiễm HIV ở thai phụ; Hiệu quả can thiệp đạt 40%.
Tóm tắt tiếng anh:
INFORMATION ABOUT THE NEW RESULTS OF THE MEDICAL THESIS
The study was implemented from January 2010 to December 2012, using design of analytic cross-sectional description and case–controlled community-based intervention, in combination with the qualitative study and quantitative study and retrospective available data for pregnant women (PW) in Binh Chanh District (intervention) and Binh Tan District (controls), HCM City.
The new results of the thesis:
1. The percentage of the pregnant women with the general correct knowledge about prevention of mother-to-child transmission of HIV (PMCT) is 39.6%, the same with the general correct behaviors for PMCT is 65.9%, the same with general correct practice in PMCT is 65.4%. The most accessible information source for them is televisions (63.8%) and the most comprehensive is also televisions (44.2%). The percentage of the HIV infected pregnant women in both Binh Chanh District and Binh Tan District, HCMC, as of 2010 is 0.98%; 95% CI (0.4 – 1.5).
2. The general knowledge about PMCT area related to income, education level, marital status of the pregnant women (p<0.05.). The general attitude about PMCT area related to occupation of the pregnant women’s husbands, ethnic group, income of the pregnant women (p<0.05.) The general practice in PMCT is related to the characteristics of the residence place, and status of getting STIs (p<0.05).
3. The general correct knowledge about PMCT; Intervention Effects is 8%. The correct behaviors for testing HIV; Intervention Effects is 3.5%. The general correct practice in PMCT, Intervention Effects is 25.3%. The percentage of HIV Infection (in Binh Chanh District) the interventional group reduces from 98% to 0.55%, Intervention Effects is 40%.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file