Tên chuyên đề: Thực trạng tiêm vắc xin phòng bệnh rubella của phụ nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại huyện Ba vì Hà Nội, 2016-2018
Chuyên ngành:
Y tế công cộng - 62720301
Họ tên: Đỗ Minh Trí
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân
Hướng dẫn 2:
TS. Trịnh Xuân Tùng
Tóm tắt tiếng việt:
Những kết luận mới của luận án:
1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin phòng bệnh rubella của nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Ba vì, Hà Nội năm 2016
1.1. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh rubella tại 2 xã Thụy An và Phú Sơn năm 2016 là 4,0%, trong đó Thụy An: 3,6% và Phú sơn 4,4%.
1.2. Các yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin phòng bệnh rubella
Kiến thức về vắc xin rubella là yếu tố tăng cường khả năng tiêm vắc xin rubella. Người có kiến thức đạt về vắc xin rubella có tỷ lệ tiêm cao gấp 3,36 lần (95%CI: 1,1-10,2) người có kiến thức về vắc xin rubella không đạt.
Về phía sử dụng dịch vụ, các yếu tố liên quan tới việc tiêm vắc xin phòng bệnh rubella còn bao gồm trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và thái độ của người dân về việc tiêm phòng vắc xin rubella.
Về phía cung cấp dịch vụ là do chưa có dịch vụ và chưa có hoạt động truyền thông về tiêm vắc xin phòng bệnh rubella tại địa phương. Lý do chưa triển khai dịch vụ tiêm vắc xin rubella là do thiếu nhân lực, mức độ đãi ngộ cán bộ y tế thực hiện thấp, khó khăn cung ứng vắc xin và ảnh hưởng của truyền thông về phản ứng sau tiêm chủng.
2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin rubella của phụ nữ tuổi sinh đẻ
Sau can thiệp 1 năm, can thiệp có hiệu quả cao khi tỷ lệ tiêm vắc xin rubella tăng 5,2 lần tại xã can thiệp (p<0,05), trong khi ở xã chứng, tỷ lệ tăng là 2,1 lần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ sau can thiệp tăng 416,7% so với trước, cùng khoảng thời gian đó, tại xã chứng cũng có sự cải thiện tỷ lệ tiêm chủng 109,1%, chỉ số hiệu quả của can thiệp là 307,6% và hiệu quả tuyệt đối là (18,6 – 3,6) – (9,2 -4,4) = 10,2%.
Giải pháp xây dựng mạng lưới truyền thông và cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin rubella đã làm tăng cường khả năng tiêm vắc xin phòng bệnh rubella cho nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn can thiệp.
Tóm tắt tiếng anh:
New findings of the thesis:
1. Situation and some factors related to rubella vaccination of reproductive age women in Ba Vi District, Hanoi, 2016
1.1. The rate of vaccination against rubella in Thuy An and Phu Son communes in 2016 was low, 4.0% averagely. Specifically, the rate in Thuy An iss 3.6% and that in Phu Son is 4.4%.
1. 2. Factors related to vaccination against rubella
-
Knowledge of rubella vaccine is a factor that enhances the possibility to be vaccinated against rubella. People with knowledge about rubella vaccine have 3.36 times higher vaccination rate (95% CI: 1.1-10.2) than those who have no knowledge about rubella vaccine.
-
On the service provider side, factors related to the rubella vaccination include education level, socio-economic status, and attitude toward rubella vaccination.
-
About vaccination access, there is no service and no communication on rubella vaccination for women of reproductive age available locally. The unavailability of rubella vaccination service is due to lack of human resources, the health workers’ low paid, complicatedness in organizing vaccines section, and the effect of the media on post-vaccination unwanted reactions.
2. Effectiveness of some interventions to improve rubella vaccination rate of women of reproductive age
Intervention X was introduced in (year). After 1 year of implementation, the intervention shown to be highly effective. In the commune that implement the intervention, the rubella vaccination rate increased 5.2 times (p <0.05), while in the control commune, the rate increased only 2.1 times. The difference however is not statistically significant (p> 0.05). Per percentage, in the intervention commune that implemented the interventions, the vaccination rate increased by 416.7% while in the control commune and the vaccination rate increase of 109.1%. The effectiveness index of the intervention was 307.5% and the absolute effect is (18,6 – 3,6) – (9,2 -4,4) = 10,2%.
Conclusion: A communication network and rubella vaccination services made available locally has increased the ability of women of reproductive age to get rubella vaccination.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file