Tên chuyên đề: Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em
Chuyên ngành:
Nhi khoa - 62720135
Họ tên: Đặng Anh Tuấn
Ngày bảo vệ: 14-11-2018
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng
Hướng dẫn 2:
Tóm tắt tiếng việt:
THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em”
Mã số: 62720135; Chuyên ngành: Nhi khoa.
Nghiên cứu sinh: Đặng Anh Tuấn. Khóa 30
Người hướng dẫn: Phó Giáo Sư-Tiến Sỹ Nguyễn Văn Thắng
Cơ sở đào đạo: Trường Đại học Y Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
1. Bệnh nhân mắc động kinh cục bộ kháng thuốc có biểu hiện lâm sàng đa dạng, trong đó phổ biến nhất là kiểu cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát (43,4%). Phần lớn có chậm phát triển tâm-vận động (80,3%) và thiếu sót thần kinh khu trú (53,9%). Một số bệnh nhân có biến đổi kiểu cơn lâm sàng theo độ tuổi phát triển (22,4%). Mặc dù đã được sử dụng các thuốc kháng động kinh lựa chọn hợp lý nhưng bệnh nhân vẫn tái phát các cơn động kinh với tần xuất hàng ngày (68,4%) hoặc hàng tuần (30,3%).
2. Các tổn thương não gây động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em: loạn sản vỏ não khu trú (59,3%), u lành tính (18,5%), viêm não Rasmussen (11,1%), xơ hóa hồi hải mã (3,7%), thoái hóa nhu mô-nhồi máu não (3,7%). Trong đó, loạn sản vỏ não khu trú là tổn thương não phổ biến nhất. Với các loạn sản vỏ não khu trú ở mức độ nhẹ (typ IA, IB): chụp cộng hưởng từ không tìm thấy tổn thương hoặc không đủ rõ (10,5%). Khi này, chụp cắt lớp với bức xạ positron (PET) sẽ có tính chất quyết định về phương diện chẩn đoán hình ảnh.
3. Phân tích kỹ biểu hiện lâm sàng và điện não giúp chẩn đoán thể loại động kinh. Ngoài ra, cộng hưởng từ và PET giúp khu trú ổ hoặc vùng gây động kinh qua đó giúp cho điều trị bằng phẫu thuật.
4. Một số yếu tố có liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em: Mẹ sốt trong hai tháng đầu thời kì mang thai; Tiền sử đẻ non; Tiền sử xuất huyết nội sọ; Tiền sử sốt cao co giật phức hợp; Tiền sử từng mắc trạng thái động kinh; Chậm phát triển tâm-vận động; Thiếu sót thần kinh khu trú; Tuổi khởi phát dưới 12 tháng; Phân loại cơn ban đầu là hội chứng West; Biến đổi kiểu cơn lâm sàng theo thời gian.
5. Đề tài đưa ra một số khuyến nghị về điều trị bằng phẫu thuật với động kinh cục bộ kháng thuốc ở nước ta:
-Kết hợp lâm sàng, điện não và cộng hưởng từ xác định được ổ, vùng gây động kinh khu trú.
-Kết hợp lâm sàng, điện não gợi ý bản chất cơn cục bộ nhưng cộng hưởng từ không xác định được tổn thương khu trú. Khi này cần chụp PET để xác định ổ, vùng gây động kinh khu trú, qua đó giúp cho chỉ định phẫu thuật.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
|
NGHIÊN CỨU SINH
|
PGS-TS. Nguyễn Văn Thắng Đặng Anh Tuấn
Tóm tắt tiếng anh:
MINISTRY OF HEALTH THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
HANOI MEDICAL UNIVERSITY Independence - Freedom - Happiness
------------------------
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
Name of the thesis: “Clinical manifestations, cerebral lesion and factors related to drug-resistant focal epilepsy in children”
Name of PhD student: Dang Anh Tuan
Major: Neurology PhD Course: 30 Code: 62720135
Supervisor: Nguyen Van Thang, MD., PhD., Associate Professor
Training University: Hanoi Medical University
New contributions of the thesis:
1. Patients suffering from drug-resistant focal epilepsy had diverse clinical manifestations and the most common seizure type is partial seizure with 2nd generalisation (43,4%). Majority of cases had psycho-motor delay (80,3%) and focal neurological deficit (53,9%). Some cases had seizure semeiology change over time. Although receiving anti-epileptic drugs choosen appropriately, these patients still had repeated seizures with daily frequency (68,4%) or weekly (30,3%).
2. Cerebral lesions causing drug-resistant focal epilepsy in children: focal cortical dysplasia (59,3%), benign tumours (18,5%), Rasmussen encephalitis (11,1%), hippocampal sclerosis (3,7%), tissue degenerescence-infarct (3,7%). Among thoses, focal cortical dysplasia is the most common. With milder subtypes of focal cortical dysplasia (type IA, IB): MRI usually does not show lesions or the lesions are not sufficiently clear (10,5%). In this situation, PET scan will be critical in terms of diagnostic imaging.
3. A thorough analysis of clinical manifestations and EEG will aid in classifying seizure type/epilepsy syndrome. MRI and PET will localize epileptogenic lesion and therefore will aid in surgical decision making.
4. Related factors in drug-resistant focal epilepsy in children: Maternal fever during the first two months of pregnancy; Prematurity; History of intracranial hemorrhage; History of complex febrile seizure; History of status epilepticus; Psycho-motor delay; Focal neurological deficit; Age at onset less than 12 months; Change of seizure semeiology over time; History of infantile spasms.
5. Based on this study, we propose some recommendations regarding surgical treatment for drug-resistant focal epilepsy as below:
-Concordant clinico-electro-MRI pointing out to a focal epileptogenic lesion.
-Clinical manifestations and EEG abnormalities are suggestive of focal nature, but MRI is normal or unclear. In this situation, a PET should be done to clarify a potential focal epileptogenic lesion, therefore aid in surgical indication.
SUPERVISOR PhD STUDENT
Ass. Prof. Nguyễn Văn Thắng Đặng Anh Tuấn
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file