Tên đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư trực tràng di căn xa bằng hóa chất phối hợp với kháng thể đơn dòng
Nghiên cứu sinh: VI TRẦN DOANH
Chuyên ngành: Ung thư Mã số: 62.72.0149
Người hướng dẫn:
-
PGS. TS. Kim Văn Vụ
-
PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
1. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về kết quả điều trị của kết hợp phác đồ hóa chất FOLFOX4 và kháng thể đơn dòng bevacizumab trong ung thư trực tràng di căn.
2. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy:
- Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện ở hầu hết các mặt chức năng: thể chất, hoạt động, cảm xúc, xã hội. Sức khỏe toàn diện, các triệu chứng sau điều trị cải thiện hơn so với trước điều trị.
- Đáp ứng điều trị: Nồng độ CEA sau điều trị giảm rõ so với trước điều trị. Sau 6 chu kỳ đáp ứng hoàn toàn đạt 7,7%; đáp ứng một phần là 55,8%; bệnh tiến triển là 21,1%; tỷ lệ đáp ứng toàn bộ sau 3 đợt và 6 đợt đều là 63,5%; tỷ lệ kiểm soát bệnh sau 6 chu kì đạt 78,8%. Nhóm bệnh nhân có di căn gan và nồng độ CEA trước điều trị < 30 ng/ml có tỷ lệ đáp ứng cao hơn, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Sống thêm: Với thời gian theo dõi trung bình 26,8 tháng: Thời gian PFS trung vị 11,5 tháng, trung bình: 12,1 ± 2,8 tháng (tối thiểu: 2,0; tối đa: 36,0). Tỷ lệ PFS 6 tháng 81,7%, 1 năm là 45,2%.Thời gian OS trung vị 19,0 tháng, trung bình: 22,4 ± 3,6 tháng (thấp nhất: 3,0; Cao nhất: 59,0). Tỷ lệ OS: 1 năm: 56,9%; 2 năm: 27,6%.
- Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng tốt đến sống thêm không tiến triển và sống thêm toàn bộ là đáp ứng với điều trị và có điều trị duy trì bằng bevacizumab.
- Tác dụng không mong muốn của phác đồ: hay gặp nhất trên hệ tạo huyết của phác đồ là hạ bạch cầu và trên hệ tiêu hóa là tiêu chảy. Các tác dụng không mong muốn khác gặp ở độ 1, 2 ít ảnh hưởng đến điều trị. Tác dụng không mong muốn của bevacizumab bao gồm tăng huyết áp độ 1, 2 là 21,2%, chảy máu gặp 15,4% ở mức độ nhẹ. Không gặp trường hợp nào trì hoãn hay ngừng điều trị do tác dụng phụ liên quan tới bevacizumab.
Qua trên ta thấy phác đồ bevacizumab phối hợp FOLFOX 4 điều trị bệnh nhân UTTT di căn an toàn và hiệu quả.
These new findings of the thesis:
1. This is the first study in Vietnam evaluate the results of treatment with chemotherapy combined with monoclonal antibodies in metastatic rectal cancer.
2. Results from the study showed that:
- The quality of life of patients was improved in most aspects: physical, active, emotional and social. Global health, symptoms after treatment had been improved compare to previous treatment.
- Response: Post-treatment CEA levels were significantly lower than before treatment. After 6 cycles, the complete response was 7.7%; partial response was 55.8%; progressive disease was 21.1%; the overall response rate after 3 cycles and 6 cycles is 63.5%; disease control rate after 6 cycles reached 78.8%.
The group of patients with liver metastases and baseline CEA<30 ng/ml had higher response rates, the difference was statistically significant with p <0.05.
- Survival: Median follow-up of 26.8 months: Median PFS was 11.5 months, average: 12.1 ± 2.8 months (minimum: 2.0; maximum: 36.0). PFS rate at 6 months 81.7%, 1 year is 45.2%.
Median OS was 19.0 months, average: 22.4 ± 3.6 months (range 3.0-59.0). OS rate: 1 year: 56.9%; 2 years: 27.6%.
- Multivariate analysis PFS and OS show that response to treatment and maintenance therapy with bevacizumab are good prognostic factors.
- Toxicities: most common toxicity was neutropenia and diarrhea. Other side effects encountered in grade 1 and 2, have little effect on treatment.
Side effects of bevacizumab include hypertension only grade 1 and 2 (21.2%), bleeding was grade 1 and mild (15.4%). There were no cases of delay or discontinuation of treatment due to bevacizumab-related side effects.
To conclude, bevacizumab combined with FOLFOX4 regimen for metastatic rectal cancer patients is safe and effective.
Tóm tắt luận án tải tại đây
Toàn văn luận án tải tại đây
Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học