Trang chủ  |   Lịch  |   Email  |  
009bet
Tên chuyên đề: Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sắt huyết thanh và kết quả bổ sung sắt ở người hiến máu nhắc lại tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. (Ngày công bố: 04-10-2024)

Chuyên ngành: Huyết học và truyền máu - 62720151

Họ tên: Hà Hữu Nguyện

Ngày bảo vệ:

Hướng dẫn 1:PGS.TS. Bùi Thị Mai An

Hướng dẫn 2: TS. Bạch Quốc Khánh

Tóm tắt tiếng việt:

Nghiên cứu được thực hiện từ 573.733 người hiến máu tình nguyện nhắc lại, trong đó có 6.054 người hiến máu được khảo sát các chỉ số huyết học, nồng độ sắt và ferritin huyết thanh. Đánh giá kết quả bổ sung sắt cho 158 người hiến máu có nồng độ ferritin huyết thanh giảm. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 3 năm 2023.

1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

- Nghiên cứu được thực hiện với thiết kế mô tả cắt ngang và thử nghiệm không đối chứng, giúp cho các kết quả nghiên cứu có tính hiện đại, tin cậy.

- Nghiên cứu đánh giá về tình trạng giảm hemoglobin, sắt, ferrintin ở người hiến máu tình nguyện khi hiến máu nhiều lần để bổ sung sắt kịp thời cho họ, bảo vệ sức khỏe của họ để họ tiếp tục hiến máu trong tương lai nhằm duy trì và phát triển nguồn người hiến máu an toàn.

2. Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu:

- Các nội dung nghiên cứu đem lại bức tranh tổng thể đặc điểm các chỉ số huyết học, nồng độ sắt và ferritin huyết thanh ở người hiến máu tình nguyện nhắc lại theo giới, tuổi, số lần hiến máu, nghề nghiệp, cân nặng

- Nghiên cứu cho thấy được nguy cơ thiếu sắt ở một số đối tượng người hiến máu tình nguyện nhắc lại: giới nữ, lứa tuổi 18 – 20 tuổi, học sinh – sinh viên, người hiến máu nhiều lần (trên 10 lần), người hiến máu có cân nặng thấp (dưới 50 kg), người hiến máu có hemoglobin từ 120 g/l đến 125 g/l.

- Kết quả bổ sung sắt cho người hiến máu nhắc lại thường xuyên có nồng độ ferritin huyết thanh thấp (<26ng/ml): nồng độ sắt, ferritin huyết thanh trở về giới hạn bình thường sau uống viên sắt ở nam giới là 78,6% và 64,3%; ở nữ giới là 62,3% và 39,2%.

Tóm tắt tiếng anh:

The study was conducted on 573,733 repeat voluntary blood donors (RVBD), including 6,054 donors who were surveyed for hematologic indices, serum iron and serum ferritin. Iron supplementation was evaluated for 158 blood donors with decreased serum ferritin levels. The research was conducted at the National Institute of Hematology - Blood Transfusion from January 2017 to March 2023.

1. New scientific and theoretical contribution:

- The study was conducted with a cross-sectional descriptive design and non-randomized trial, enabling the research outcomes to be modern and reliable.

- The study evaluated the status of hemoglobin, iron serum and ferritin serum reduction in RVBD when donating blood multiple times to timely supplement iron for them, protecting their health to continue donating blood in the future to maintain and develop a safe blood donors.

2. New perspectives from the study results:

- The study provided an overview of the characteristics of hematologic indices, levels of serum iron and serum in RVBD based on gender, age, number of blood donations, occupation, and weight.

- The research revealed the risk of iron deficiency in certain groups of RVBD: females, individuals aged 18 - 20 years old, students, donors with a high frequency of blood donations (more than 10 times), donors with low body weight (under 50 kg), and donors with hemoglobin levels ranging from 120 g/l to 125 g/l.

- Results of iron supplementation for RVBD with low serum ferritin levels (<26ng/ml) showed that iron and serum ferritin levels returned to normal limits after taking iron supplements: 78.6% and 64.3% for men, and 62.3% and 39.2% for women, respectively.

Tóm tắt: Tải file

Toàn văn: Tải file

Loading...



Luận án, luận văn, chuyên đề khác

Tên Họ tên Hướng dẫn1 Hướng dẫn2 Ngày bảo vệ
Nghiên cứu chẩn đoán giai đoạn ung thư vòm họng trên chụp cộng hưởng từ Lâm Đông Phong GS.TS. Hoàng Đức Kiệt TS. Trần Thanh Phương
Thực trạng kiến thức, sự tuân thủ của bác sĩ với hướng dẫn điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp. (Ngày công bố: 26-11-2024) Lê Văn Trụ PGS.TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt PGS.TS. Nguyễn Văn Huy

009bet
1