Tên chuyên đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam
Chuyên ngành:
Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới - 62720153
Họ tên: Nguyễn Kim Thư
Ngày bảo vệ: 26-04-2016
Hướng dẫn 1:PGS.TS Nguyễn Văn Kính
Hướng dẫn 2:
PGS.TS Nguyễn Vũ Trung
Tóm tắt tiếng việt:
THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam”
Mã số: 62720153; Chuyên ngành: Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới.
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Kim Thư
Người hướng dẫn:
-
PGS.TS Nguyễn Văn Kính
-
PGS.TS Nguyễn Vũ Trung
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam.
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp: phát ban (91,5%); loét miệng (73,9%); sốt (62,1%); giật mình (51,4%); nôn (13,6%), tiêu chảy (5,3%).
- 24,6% trẻ có biến chứng, gồm biến chứng thần kinh, tuần hoàn và hô hấp. Trong số này, biến chứng thần kinh thường gặp nhất (67,7%), tiếp theo là biến chứng tuần hoàn (24,3%) và hô hấp (22%).
- Kết quả xét nghiệm máu: 20,9% trẻ có bạch cầu máu tăng trên 16 000 tb/mm3, 94,4% có máu lắng tăng, 32,4% có AST tăng và 21,6% có glucose máu tắng.
2. Các căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng.
- Kết quả xác định EV bằng kỹ thuật RT-PCR: EV71 chiếm 54,5%, các EV khác chiếm 45,5%.
- Kết quả xác định các nhóm và dưới nhóm EV bằng kỹ thuật giải trình tự gen: + Các nhóm EV chính gây bệnh Tay Chân Miệng: EV71(68,2%), Coxsackievirus (25,2%), Echovirus (2,1%) và các EV khác (4,5%).
+ 2 dưới nhóm vi rút đường ruột chính gây bệnh Tay Chân Miệng: EV71-C4 (58,9%) và Coxsackie A6 (17%).
3. Các yếu tố tiên lượng bệnh TCM.
Các yếu tố nguy cơ bệnh nặng gồm:
-
Lâm sàng: sốt cao trên 38,5ºC (OR=2,7), giật mình (OR=4,4), không loét miệng (OR=2,2), với p <0,05.
-
Cận lâm sàng: số lượng tiểu cầu trên 400 000tb/mm3 (OR=2,2), bạch cầu trên 16 000 tb/mm3 (OR=1,5), AST tăng (OR=2,4) và đường huyết tăng (OR=2,9), với p <0,05.
-
Căn nguyên vi rút: Tỷ lệ bệnh nhân nặng và biến chứng gặp ở nhóm do EV71 cao hơn nhóm do EV khác, các dưới nhóm C của EV71 cao hơn các dưới nhóm B, dưới nhóm EV71- C4 cao hơn Coxsackie A6. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh
PGS.TS Nguyễn Văn Kính PGS.TS Nguyễn Vũ Trung Nguyễn Kim Thư
Tóm tắt tiếng anh:
SUMMARY OF PhD THESIS FINDINGS
Thesis name: “ Study clinical, subclinical features and causal viruses of Hand Foot and Mouth disease (HFMD) in Vietnam”
Code: 62720153; Speciality: Infectious and tropical diseases.
PhD candidate: Nguyễn Kim Thư
Supervisors:
-
Associate Prof. Nguyễn Văn Kính
-
Associate Prof. Nguyễn Vũ Trung
Place of Education : Hanoi Medical University
Thesis new findings :
1. Clinical and subclinical features of HFMD in Vietnam
- Common clinical signs: erythema (91,5%); oral ulcer (73,9%); fever (62,1%); jerk (51,4%); vomit (13,6%), diarhea (5,3%).
- 24,6% patients had complications including neurological, cardiac and pulmonary complications. Among them, neurological complication is the most common (67,7%), followed by cardiac (24,3%) and pulmonary ones (22%).
- Laboratory results: 20,9% patients had WBC over 16 000 cells/mm3, 94,4% had increased VS, 32,4% had increased AST and 21,6% had hyperglycemie.
2. Causal viruses of HFMD
- Result from RT-PCR test to detect EVs: EV71 took 54,5%, other EVs took 45,5%.
- Result from sequencing test to detect EV genotypes:
+ Main EV groups causing HFMD: EV71(68,2%), Coxsackievirus (25,2%), Echovirus (2,1%) and other EVs (4,5%).
+ 2 main EV subgenotypes causing HFMD: EV71-C4 (58,9%) and Coxsackie A6 (17%).
3. HFMD predictive factors
-
Clinical: high fever over 38,5ºC (OR=2,7), myoclonus (OR=4,4) and no oral ulcer (OR=2,2), with p <0,05.
-
Laboratory: Platlete count over 400 000 cells/mm3 (OR=2,2), WBC count over 16 000 cells/mm3 (OR=1,5), increased AST (OR=2,4) and hyperglycemie (OR=2,9), with p <0,05.
-
Causal virus: The proportions of severe and complicated patients were higher in patients group caused by EV71 compared to by other EVs, by EV71 genogroup C compared to genogroup B, by EV71- C4 subgenotypes compared to CA6. The difference was significant with p < 0,05 and OR >1.
Supervisors PhD candidate
Ass. Prof Nguyễn Văn Kính Ass.Prof Nguyễn Vũ Trung Nguyễn KimThư
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file