Tên chuyên đề: "Nghiên cứu thực trạng thừa cân, béo phì và một số đặc điểm gen, thói quen dinh dưỡng, hoạt động thể lực ở trẻ mầm non", ngày công bố: 05/01/2021
Chuyên ngành:
Dinh dưỡng - 62720303
Họ tên: Đỗ Nam Khánh
Ngày bảo vệ: 23-11-2020
Hướng dẫn 1:GS.TS. Lê Thị Hương
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Trần Quang Bình
Tóm tắt tiếng việt:
Tóm tắt tiếng việt:
Những đóng góp mới của luận án
1.Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam phân tích ảnh hưởng của rs4994 gen ADRB3, rs9909609 gen FTO, rs12970134 gen MC4R đến béo phì ở trẻ mầm non.
2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang (giai đoạn 1) có cỡ mẫu lớn (14.720) trên đối tượng trẻ mầm non, phụ huynh của trẻ và cô giáo nuôi dạy trẻ ở 36 trường mầm non đã cung cấp bức tranh toàn cảnh, đánh tin cậy về thực trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non Hà Nội. Những kết quả chính bao gồm: tỷ lệ thừa cân, béo phì tính theo Z-score BMI ở tất cả 14.720 trẻ mầm non Hà Nội (gồm cả trẻ dưới và trên 60 tháng tuổi) là 12,16%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì tính theo Z-score cân nặng/chiều cao ở 11.855 trẻ dưới 60 tháng tuổi ở Hà Nội là 7,67%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì giảm dần theo các quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai và Đông Anh. Tỷ lệ thừa cân ở quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Đông Anh lần lượt là 9,6 %; 7,7% và 5,2%; tỷ lệ béo phì lần lượt là 6,2%; 5,1% và 3,0%.
3. Nghiên cứu bệnh chứng trên 354 trẻ béo phì và 708 trẻ bình thường (giai đoạn 2) đã phân tích tổng hợp được ảnh hưởng của một số yếu tố gen, dinh dưỡng và hoạt động thể lực đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội. Các kết quả chính gồm: Trong 3 đa hình gen, đa hình rs4994 gen ADRB3 và SNP rs9939609 gen FTO liên quan đến béo phì ở trẻ mầm non Hà Nội. Các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ mầm non Hà Nội trong nghiên cứu bệnh chứng gồm: háu ăn, thích ăn đồ béo, trẻ lười vận động, BMI của cha mẹ ≥23, cân nặng của mẹ khi mang thai ≥12kg, đẻ mổ, cân nặng của trẻ sơ sinh từ 3,5-4kg, ăn bổ sung trước 6 tháng...
4. Nghiên cứu đã xây dựng được 2 công thức dự đoán béo phì cho trẻ mầm non gồm 1 công thức áp dụng ở cộng đồng (không cần phân tích gen) và 1 công thức áp dụng trong phòng thí nghiệm (có cần phân tích gen)
Tóm tắt tiếng anh:
Tóm tắt tiếng anh:
1. This is the first study in Vietnam to analyze the effects of rs4994 gene ADRB3, rs9909609 gene FTO, rs12970134 gene MC4R on obesity in preschool children.
2. The study of cross-sectional (phase 1) with a large sample size (14,720) in preschool children, the child's parents and teachers of 36 preschool which has provided a comprehensive and reliable assessment about the nutritional status of preschool children in Hanoi. The main results include: the rate of overweight and obesity calculated according to the BMI Z-score of all 14,720 preschool children in Hanoi (including children under and over 60 months old) was 12.16%. The rate of overweight and obesity calculated by weight / height Z-score in 11,855 children under 60 months old was 7.67%. The rates of overweight and obesity decreased gradually according to Hoan Kiem, Hoang Mai and Dong Anh districts. The overweight rates in Hoan Kiem, Hoang Mai and Dong Anh districts were 9.6%, 7.7% and 5.2%, respectively; the obesity rates were 6.2%; 5.1% and 3.0%, respectively.
3. The case-control study on 354 obese children and 708 normal children (phase 2) analyzed the effects of some genetic factors, nutrition and physical activity on obesity of preschool children in Hanoi. The main results include: Among 3 single nucleotide polymorphisms (SNP) rs4994 of ADRB3 gene and SNP rs9939609 of FTO gene related to obesity in preschool children in Hanoi. Some factors that increase the risk of obesity among preschool children in Hanoi including: gluttony, like to eat fatty foods, inactive children, parental BMI ≥23, maternal weight during pregnancy ≥12kg, cesarean section, infant's weight from 3.5-4kg, supplementary food before 6 months..
4. The study has developed 2 formulas in order to predicting obesity for preschool children, including 1 formula applied in the community (without genetic analysis) and 1 formula applied in the laboratory (need genetic analysis)
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file