Trang chủ  |   Lịch  |   Email  |  
009bet
Tên chuyên đề: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để đảm bảo truyền máu có hiệu lực”.

Chuyên ngành: Huyết học và truyền máu - 62720151

Họ tên: Vũ Đức Bình

Ngày bảo vệ: 26-05-2017

Hướng dẫn 1:PGS.TS. Bùi Thị Mai An

Hướng dẫn 2: GS.TS. Nguyễn Anh Trí

Tóm tắt tiếng việt:

TRANG THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI

CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên luận án:“Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để đảm bảo truyền máu có hiệu lực”.

Mã số: 62720151                   Chuyên ngành: Huyết học và Truyền máu

Nghiên cứu sinh:                    Vũ Đức Bình                          Khóa: 29

Người hướng dẫn:                  PGS.TS. Bùi Thị Mai An;  GS.TS. Nguyễn Anh Trí    

Tên cơ sở đào tạo:                 Trường Đại học Y Hà Nội

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

     Luận án có những đóng góp mới về khoa học, lý luận và những luận điểm mới sau: 

1. Những đóng góp mới về khoa học, lý luận:

      Ứng dụng bộ panel hồng cầu được sản xuất tại Viện HHTMTU để phát hiện KTBT hệ HC ở 9.860 BNBM và thực hiện truyền máu hòa hợp KN nhóm máu cho 110 BNBM đã cho thấy:

-        Tỷ lệ KTBT phát hiện được ở BNBM, BN thalassemia, rối loạn sinh tủy và LXM cấp thứ tự là: 3,4%; 6,9%; 5,7% và 1%. Tỷ lệ KTBT ở nữ cao hơn nam, gặp ở cả ở nhóm BNBM (4,3% và 2,6%), thalassemia (8,4% và 5,2%), RLST (7% và 4,6%) và LXM cấp (1,2% và 0,9%). Tỷ lệ KTBT có liên quan đến số lần truyền máu, BN càng truyền máu nhiều lần thì tỷ lệ KTBT càng cao.

-        Có gặp cả BN có 1 loại KTBT hoặc phối hợp 2, 3, 4, 5 và 6 loại KTBT. Trong nhóm BN chỉ xuất hiện một loại KTBT thì KT chống E và chống Mia gặp với tỷ lệ cao nhất. Trong nhóm BN có kết hợp nhiều loại KTBT thì hay gặp nhất là kiểu kết hợp KT chống E và chống c.

-        KTBT hệ Rh gặp với tỷ lệ cao nhất, chủ yếu là KT chống E (62,8%), sau đó đến KT chống Mia của hệ MNS; ít gặp KT của các hệ Kidd, Duffy, Lewis, P1Pk hơn.

-        Gặp 3,5% BN có sinh thêm KTBT và 1,8% BN không còn phát hiện được một số loại KT ở BN có KTBT được theo dõi dọc trong quá trình điều trị.

-      Truyền máu hòa hợp KN nhóm máu cho BNBM có KTBT bước đầu đã mang lại hiệu quả truyền máu cho BN: đã lựa chọn được 2.024 đơn vị KHC phù hợp KN nhóm máu để truyền cho 110 BN có KTBT an toàn; hiệu quả và không gặp tai biến truyền máu.

2.      Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:

-        Nghiên cứu đã khẳng định được chất lượng và tính hiệu quả của bộ panel hồng cầu được sản xuất trong nước.

-        Thực hiện thường quy xét nghiệm sàng lọc, định danh KTBT cho BN trước truyền máu là cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền máu cho người bệnh.

-        Truyền máu hòa hợp KN nhóm máu cho BN có KTBT là cần thiết, giúp ngăn cản các tai biến truyền máu, giúp người bệnh được truyền máu an toàn và có hiệu lực hơn.

                                                                                

                                                                                  Hà Nội, ngày 15  tháng 3 năm 2017

Người hướng dẫn

 

PGS.TS.Bùi Thị Mai An

              GS.TS Nguyễn Anh Trí

 

              Nghiên cứu sinh

  

         

                 Vũ Đức Bình

 

 

 

Tóm tắt tiếng anh:

BRIEF SUMMARY OF NEW CONCLUSIONS OF THESIS

Title: “Study on unexpected antibodies detection using red cell panel of National Institute of Hematology and Blood transfusion for guaranteeing efficient blood transfusion”

Code: 62.72.43.01          Specialty: Hematology and Blood Transfusion 

PhD Candidate:               Dr. Vu Duc BINH             Course: 29

Supervisors:Assoc Prof. PhD. Bui Thị Mai AN; Prof. PhD. Nguyen Anh TRI

Training institution:       Hanoi Medical University

NEW CONCLUSIONS OF THE DISSERTATION:

            The thesis had some new contribution and perspectives:

1.      New scientific and theoretical contribution

          Through application of red cell panel manufactured at the National Institute of Hematology and Blood transfusion for the detection of unexpected antibodies in 9860 hematological patients and blood group antigen compatible transfusion for 110 hematological patients showed:

-     The rate of unexpected Abs detected in patients with hematological diseases, thalassemia, myelodysplastic syndrome (MDS) and acute leukemia were respectively 3.4%, 6.9%, 5.7% and 1%. The rate was higher in female compared with in male for all groups of hematological patients (4.3% and 2.6%), thalassemia (8.4% and 5.2%), MDS (7% and 4.6%) and acute leukemia (1.2% and 0.9%). The rate of unexpected Abs is related to the number of transfusions,  patients with more transfusion times had higher rate of unexpected antibodies.

-     There were patients with one type of unexpected antibodies or combination of 2, 3, 4, 5, 6 types of unexpected Abs. Among patients with one type of unexpected Abs, anti-E and anti-Mia were the most common. Among patients with combined many types of unexpected Abs, the most common combination were anti-E with anti-c.

-     Unexpected Abs of Rh system were the most common with the majority was anti-E (62.8%), and then anti-Mia of MNS system; antibodies related to other system such as Kidd, Duffy, Lewis, P1Pk were less common.

-     3.5% of the patients developed new unexpected Abs and 1.8% of the patients were no longer identified some types of antibodies in patients with unexpected Abs observed along the course of treatment.

-     BG antigen compatible transfusion for hematological patients with unexpected Abs had initially brought about effective transfusion for patients: 2024 BG antigen compatible red cell units were selected to transfuse safely and effectively for 110 patients with unexpected Abs without any transfusion adverse reaction.

2.      New perspectives from the study results

-     The study has confirmed the quality and effectiveness of the domestic red cell panel;

-     Routine application of unexpected Abs screening and identification tests for patients before transfusion is necessary to improve quality and effectiveness.

-     BG antigen compatible transfusion for patients with unexpected Abs is necessary, which may help prevent from transfusion adverse reaction and bring about safer and more efficient transfusion for patients.

Hanoi,   15th   March 2017

Supervisors

 

 

Assoc Prof. PhD. Bui Thị Mai AN

Prof. PhD. Nguyen Anh TRI

PhD candidate

 

 

Dr. Vu Duc BINH

 

Tóm tắt: Tải file

Toàn văn: Tải file

Loading...

Tên Họ tên Hướng dẫn1 Hướng dẫn2 Ngày bảo vệ

009bet
1