Tên chuyên đề: Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi đặt catheter ổ bụng để lọc màng bụng trong điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
Chuyên ngành:
Ngoại thận và tiết niệu - 62720126
Họ tên: Phạm Việt Hà
Ngày bảo vệ: 06-06-2017
Hướng dẫn 1:PGS.TS. TRẦN HIẾU HỌC
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. ĐINH THỊ KIM DUNG
Tóm tắt tiếng việt:
THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi đặt catheter ổ bụng để lọc màng bụng trong điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối”.
Mã số:62720126; Chuyên ngành: Ngoại thận và tiết niệu
Nghiên cứu sinh: PHẠM VIỆT HÀ
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. TRẦN HIẾU HỌC
2. PGS.TS. ĐINH THỊ KIM DUNG
Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Y Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
1. Một số đặc điểm kỹ thuật của phẫu thuật nội soi (PTNS) đặt catheter ổ bụng
- 100% bệnh nhân PTNS được gây mê toàn thân và sử dụng khí CO2..Sử dụng 03 trocar cho 100% PTNS đơn thuần và 04 trocar cho 100% PTNS có kết hợp. PTNS đơn thuần có 55 BN chiếm tỷ lệ 55,6%. PTNS kết hợp có 44 BN chiếm 44,4% trong đó có: Cố định mạc nối lớn 28 BN chiếm tỷ lệ 28,2%, có cắt mạc nối lớn 6 BN chiếm tỷ lệ 6,1%, có gỡ dính 10 BN chiếm tỷ lệ 10,1%. - 100% bệnh nhân PTNS được cố định catheter vào thành bụng trước. Thời gian trung bình của PTNS đơn thuần là 41,62 ± 10,18 phút dài hơn có ý nghĩa so với thời gian trung bình của PTM là 33,97 ± 6,39 phút (p< 0,001). Thời gian trung bình của PTNS có kết hợp là 65,43 ± 14,28 phút dài hơn có ý nghĩa thống kê so với thời gian trung bình của PTNS đơn thuần là 41,62 ± 10,18 phút (p< 0,05).
2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi so với phẫu thuật mở
- Kết quả tốt sau mổ 01 năm và 02 năm của PTNS có tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với PTM (71,7% so với 50,5%, p <0,05 và 44,4% so với 31,2%, p < 0,05). Kết quả xấu sau mổ 01 năm và 02 năm của PTNS có tỷ lệ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với PTM (13,1% so với 32,3%, p < 0,05 và 16,2% so với 36,6%, p < 0,05). Thời gian hoạt động của catheter của nhóm PTNS dài hơn so với nhóm PTM (18,02 ± 11,09 tháng so với 11,36 ± 11,11 tháng, p < 0,0001). Tỷ lệ dừng lọc màng bụng ở nhóm PTNS thấp hơn nhóm PTM (11,1% so với 30,1%, p < 0,005).
- Tắc catheter: Tỷ lệ tắc catheter ổ bụng sớm sau PTNS thấp hơn so với PTM (7,1% so với 17,2%, p < 0,05), tỷ lệ tắc catheter do mạc nối lớn thấp hơn (1% so với 14%, p < 0,0001), tỷ lệ mổ lại do tắc catheter thấp hơn (6,1% so với 15,1%, p < 0,05). PTM đặt catheter ổ bụng là yếu tố nguy cơ độc lập đối với tắc catheter (OR 2,78, khoảng tin cậy 95% 1,28-6,07, p < 0,05). Di chuyển đầu catheter: Tỷ lệ di chuyển đầu catheter sớm khi PTNS thấp hơn khi PTM (0% so với 9,7%, p < 0,005). Tỷ lệ di chuyển đầu catheter phải mổ lại ở nhóm PTNS thấp hơn PTM (1% so với 10,8%, p < 0,01) Nhiễm trùng đường ra: Tỷ lệ nhiễm trùng đường ra sớm khi PTNS thấp hơn so với PTM (0% so với 8,6%, p< 0,005). Tỷ lệ phẫu thuật đặt lại catheter có cắt mạc nối lớn và cố định catheter ở nhóm PTNS thấp hơn so với PTM (2% so với 15,1%, p < 0,05).
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(ký, ghi rõ họ tên)
|
NGHIÊN CỨU SINH
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Tóm tắt tiếng anh:
NEW CONLUSIONS OF THE THESIS
Name of the thesis “Research of application and evaluation the result of laparoscopic peritoneal dialysis catheter placement in end stage renal disease treament”
Code:62720126; Specialism: Urology surgery
Postgraduate: PHAM VIET HA
Supervisor : 1.Ass Prof TRAN HIEU HOC, MD, PhD
2. Ass Prof ĐINH THI KIM DUNG,MD, PhD
Trainning center: Ha Noi Medical University
1. Characteristics of laparoscopic peritoneal dialysis catheter placement.
– 100% laparoscopic catheter placement (LCP) in general anesthesia.3 trocars for basic laparoscopy and 4 trocars for advanced laparoscopy. Basic laparoscopy for 55 patients accounted for 55,6%. Advanced laparoscopy (AL) for 44 patients accounted for 44,4% including: AL with omentopexy 28,2%, AL with omentectomy 6,1%, AL with adhesiolysis 10,1%. 100% catheter tip abdominal wall fixation performed. Operative time of basic LCP with catheter tip fixation longer than in open laparotomy catheter placement ( 41,62 ± 10,18 minutes versus 33,97 ± 6,39 minutes, p< 0,001). Operative time of AL longer than operative time of basic laparoscopy.
2. Evaluate the results of laparoscopic catheter placement compared to open laparotomy
- Good results after 1 year and 2 years in LCP better than in OL (71,7% versus 50,5%, p< 0,05 and 44,4% versus 31,2% p< 0,05). Bad results after 1 year and 2 years in LCP lower than in OL (13,1% versus 32,3%, p< 0,05 and 16,2% versus 36,6%, p < 0,05). True catheter survival in LCP longer than in OL (18,02 ± 11,09 versus 11,36 ± 11,11, p < 0,0001). The proportion of catheter failure in LCP lower than in OL (11,1% versus 30,1%, p < 0,005).
- Catheter obstruction: early catheter obstruction in LCP has lower proportion than in OL (7,1% versus 17,2% , p < 0,05), the proportion of catheter obstruction due to omentum lower (1% versus 14%, p < 0,0001), lower revision of catheter obstruction (6,1% versus 15,1%, p < 0,05). OL was independent risk to catheter obstruction (OR 2,78, confident interval 95% 1,28-6,07, p < 0,05). Catheter migration: The proportion of catheter migration in LCP lower than in OL (0% versus 9%, p < 0,005). Revision because of catheter migration in LCP lower than OL (1% versus 9,7%, p < 0,01). Exit site infection (ESI): The proportion of early ESI in LCP lower than in OL (0% versus 8,6%, p< 0,005).
- Revison of catheter malfunction with omentectomy and catheter fixation in LCP lower than in OL (3% versus 10,8%, p < 0,05).
- Revision of catheter malfunction with catheter fixation in LCP lower than in OL (2% versus 14%, p<0,05).
SUPERVISOR
(sign and full name)
|
POSTGRADUATE
(sign and full name)
|
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file