Tên chuyên đề: Nghiên cứu kiểu gen TP53 và MDM2 trong ung thư tế bào gan nguyên phát
Chuyên ngành:
Hoá sinh y học - 62720112
Họ tên: Trịnh Quốc Đạt
Ngày bảo vệ: 16-08-2017
Hướng dẫn 1:TS. Trần Huy Thịnh
Hướng dẫn 2:
GS.TS. Tạ Thành Văn
Tóm tắt tiếng việt:
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
------------------------------------------------
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: Nghiên cứu kiểu gen TP53 và MDM2 trong ung thư tế bào gan nguyên phát.
Nghiên cứu sinh: Trịnh Quốc Đạt
Chuyên ngành: Hóa sinh Khóa: 32 Mã số : 62720112
Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Huy Thịnh
GS.TS. Tạ Thành Văn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội
Những đóng góp mới của luận án:
Ung thư tế bào gan nguyên phát là một bệnh lý ác tính hay gặp hàng đầu và có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam có tỷ lệ mắc thuộc hàng cao nhất thế giới. Kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm tỷ lệ mắc. Ngoài các yếu tố nguy cơ từ môi trường đã biết, gần đây yếu tố di truyền cũng được đề cập trong ung thư tế bào gan nguyên phát. Nghiên cứu này lần đầu tiên đánh giá vai trò của các đa hình kiểu gen TP53 và MDM2 trong sự phát sinh phát triển ung thư tế bào gan nguyên phát tại Việt Nam. Đây là hai gen chủ chốt trong con đường tín hiệu P53. Một cơ chế chống khối u quan trọng nhất của con người.
Trong 09 đa hình kiểu gen được phân tích, nghiên cứu đã tìm thấy các kiểu gen của đa hình R72P gen TP53 và 309T>G gen MDM2 liên quan với ung thư tế bào gan nguyên phát. Một sự khác biệt có ý nghĩa, tỷ lệ phân bố kiểu gen hai đa hình này giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Các kiểu gen đột biến P72P và 309 G/G gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân ung thư. Tính toán khả năng mắc bệnh thông qua tỷ xuất OR cũng cho thấy, kiểu gen đột biến G/G và P72P có khả năng mắc ung thư tế bào gan nguyên phát cao hơn kiểu gen nguyên thuỷ T/T và R72R. Các kiểu gen này còn làm tăng khả năng mắc bệnh cho người nhiễm virus viêm gan B trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu thu được đã mở ra một khả năng phát triển đa hình R72P gen TP53 và 309T>G gen MDM2 thành marker sàng lọc các đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư gan tại Việt Nam. Đây là một hướng đi triển vọng, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ngoài ra, các kết quả này còn mang đến các thông tin ban đầu về các đa hình kiểu gen TP53 và MDM2 ở người Việt Nam để từ đó định hướng cho các thiết kế nghiên cứu tiếp theo.
Tuy nhiên để có được ứng dụng như vậy cần có thêm những nghiên cứu với quy mô lớn hơn, có tính đại diện cho cộng đồng hơn để khẳng định chắc chắn. Cần phải có các thiết kế nghiên cứu xuôi (tiến cứu) để đánh giá tương tác giữa các kiểu gen với các yếu tố nguy cơ từ môi trường lên quá trình phát sinh phát triển ung thư tế bào gan nguyên phát.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
|
NGHIÊN CỨU SINH
|
Tóm tắt tiếng anh:
MINISTRY OF HEALTH THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
HANOI MEDICAL UNIVERSITY Independence - Freedom - Happiness
--------------------------------------
SUMMARY OF DOCTOR'S THESIS
Name of the thesis: TP53 and MDM2 gene polymorphisms study in Hepatocellular carcinoma.
Name of PhD student: Trinh Quoc Dat
Major: Biochemistry PhD Course: 32 Code: 62720112
Supervisors: Tran Huy Thinh MD., PhD
Ta Thanh Van MD, PhD., Prof.
Training University: Hanoi Medical University
New contributions of the thesis:
Primary hepatocellular carcinoma is common malignancy disease and has high mortality rate. The incidence rate in Viet Nam is among the highest in the world. Controlling risk factors for this disease is one of the effective measures to reduce incidence rate. In addition to known environmental risk factors, recent genetic factors have also been implicated in primary hepatocellular carcinoma. This study is the first evaluation the role of TP53 and MDM2 polymorphisms in the development of primary liver cancer in Viet Nam. These are two key genes in the P53 signal pathway. Which is one of the most important human’s anti-tumor mechanisms.
In the 09 genotype polymorphisms being analyzed, we found the genotypes of R72P polymorphism of TP53 gene and 309T>G polymorphism of MDM2 gene associated with primary hepatocellular carcinoma. The mutant genotypes P72P and 309 G/G are more common in cancer patients. Calculating by OR ratio also showed that the G/G and P72P mutant genotypes had significantly higher risk than those of the wild genotypes (T/T and R72R). These genes also involved in liver cancer development among the hepatitis B virus infected patients in the study population. These results have opened up the possibility of developing the the genotypes of R72P polymorphism of TP53 gene and 309T>G polymorphism of MDM2 gene for the detection of high risk individuals with liver cancer in Viet Nam. In addition, these outcomes also provide initial information on the TP53 and MDM2 genomic polymorphism in Vietnamese people which may help to orient the next study designs.
However, in order to have such applications, there is a need for more large scale and community based studies to confirm that. One more research should be designed to assess the interactions between TP53 gennotypes, MDM2 genotypes and environment risk factors on the onset of primary hepatocellular carcinoma development.
SUPERVISOR PhD STUDENT
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file