Tên chuyên đề: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả biện pháp can thiệp tại tỉnh Hà Nam
Chuyên ngành:
Nhãn khoa - 62720157
Họ tên: Nguyễn Trọng Khải
Ngày bảo vệ: 28-11-2018
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Hoàng Năng Trọng
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Hoàng Thị Phúc
Tóm tắt tiếng việt:
THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả biện pháp can thiệp tại tỉnh Hà Nam”
Mã số: 62720157. Chuyên ngành: Nhãn Khoa
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Trọng Khải Khóa học: 31
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Hoàng Năng Trọng, 2. PGS.TS Hoàng Thị Phúc
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
Kết quả nghiên cứu đã mô tả được đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường đang được quản lý tại tỉnh Hà Nam, là một tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đời sống người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm ra được một số yếu tố liên quan đến bệnh võng mạc đái tháo đường như: thời gian mắc bệnh kéo dài, mức đường máu cao và hiệu quả điều trị đái tháo đường kém. Bệnh nhân sống ở nông thôn, kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh kém...làm gia tăng bệnh võng mạc đái tháo đường.
Nghiên cứu cũng đánh giá được hiệu quả biện pháp can thiệp phòng chống bệnh võng mạc đái tháo đường tại huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Biện pháp can thiệp chủ yếu là giáo dục người bệnh, truyền thông nhằm thay đổi kiến thức, thực hành về bệnh đái tháo đường và bệnh võng mạc đái tháo đường như: Thực hiện phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường đúng, thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập khoa học. Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, từ đó làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường trong đó có bệnh võng mạc đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kiểm soát các yếu tố nguy cơ ở nhóm can thiệp về các chỉ số về BMI, huyết áp, đường máu, tuân thủ chế độ theo dõi, chế độ điều trị, hiệu quả điều trị, kiến thức và thực hành trong công tác phòng và điều trị bệnh tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Từ đó làm giảm tỷ lệ mắc mới bệnh võng mạc đái tháo đường.
Kết quả nghiên cứu chứng minh được mô hình can thiệp truyền thông kết hợp giữa các biện pháp can thiệp dự phòng trên cộng đồng và đẩy mạnh năng lực của cán bộ y tế cơ sở trong việc quản lý, theo dõi và giám sát bệnh đái tháo đường là có hiệu quả tốt. Mô hình can thiệp có thể được ứng dụng mở rộng để kiểm soát bệnh VMĐTĐ, một trong những biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS.TS Hoàng Năng Trọng
|
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Trọng Khải
|
Tóm tắt tiếng anh:
SUMMARY OF NEW CONCLUSIONS
THE DOCTRINE THESIS
Thesis topics: "Study on epidemiological and clinical characteristics of diabetic retinopathy and effectiveness of intervention measures in Ha Nam province"
Code: 62720157. Field of study: Ophthalmology
PhD student: Nguyen Trong Khai Course: 31
Instructor: 1. Assoc. Prof. Dr. Hoang Nang Trong, 2. Assoc. Prof. Dr. Hoang Thi Phuc
Education place: Hanoi Medical University
New conclusions of the thesis:
Results of the study have described the epidemiological and clinical characteristics of diabetic retinopathy in diabetic patients being managed in Ha Nam province, a province in the Red River delta, people's lives are mainly farming. At the same time, the study has also found some factors related to diabetic retinopathy such as prolonged illness duration, high blood glucose levels and poor diabetes treatment effect. Patients live in rural areas, their knowledge and practice on prevention of disease are poor... increasing diabetic retinopathy.
The study has also evaluated the effectiveness of intervention measures against diabetic retinopathy in Binh Luc district, Ha Nam province. The main intervention is to educate the patients and communication to change knowledge and practice on diabetes and diabetic retinopathy such as: Implementing the correct diabetes treatment regimen, following diet and scientific exercises. Improving the effectiveness of treating diabetes, controlling the risk factors, thereby reducing the complications of diabetes, including diabetic retinopathy. Results of the study have shown the effectiveness in controlling the risk factors in the intervention group compared to the control group such as BMI, blood pressure, blood glucose, follow-up regimen, treatment regimen, treatment effectiveness, knowledge and practice in prevention and treatment of diseases. This reduces the new incidence of diabetic retinopathy.
Results of the study show that communication intervention models combine community-based preventive measures and strengthen the capacity of grassroots health staff to manage, monitor and follow up diabetes in an effective manner. The intervention model can be applied widely to control the diabetic retinopathy, which is one of the common complications of diabetes.
INSTRUCTOR
Associate Prof. Dr. Hoang Nang Trong
|
PHD STUDENT
Nguyen Trong Khai
|
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file