Tên chuyên đề: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm và giải pháp can thiệp tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Chuyên ngành:
Y tế công cộng - 62720301
Họ tên: Hà Hữu Tùng
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Liên
Hướng dẫn 2:
TS. Hoàng Thị Minh Hiền
Tóm tắt tiếng việt:
kết luận mới của luận án:
1. Thực trạng môi trường làm việc, sức khoẻ, kiến thức, thực hành phòng bệnh của người chăn nuôi gia cầm
+ Thực trạng vệ sinh chăn nuôi:
Nêu được thực trạng về mất vệ sinh chuồng/trại và ô nhiễm môi trường nơi ở và làm việc: Chuồng/trại không đảm bảo vệ sinh trên 90%; Môi trường chuồng/trại và nơi ở bị ô nhiễm với tổng số vi khuẩn hiếu khí tới 85620VK/m3, vi khuẩn tan máu 2169VK/m3 và nấm mốc 9239 bào tử/m3
Thực trạng về kiến thức và thực hành về vệ sinh chăn nuôi còn thấp: chỉ có 34,5% số người biết cúm gia cầm có thể lây bệnh sang người. Thực hiện vệ sinh chăn nuôi an toàn rất kém: chỉ vệ sinh chuồng trại 44,2% nhưng thường xuyên chỉ đạt 7,5%; Bảo vệ người tiêu dùng rất yếu: 54,1% người bán gia cầm khi bị bệnh.
- Kiến thức về bệnh do gia cầm còn rất nghèo nàn: 34,5% biết cúm gia cầm có thể lây sang người; người LĐ chăn nuôi có thể mắc bệnh ngoài da: 36,3%, hen phế quản: 5,3%, VFQ: 6,2%.
+ Tình hình bệnh tật của các đối tượng nghiên cứu và các thành viên trong các hộ gia đình chăn nuôi:
- Một số bệnh mắc phải ở đối tượng trực tiếp tiếp xúc cao hơn hẳn nhóm ít tiếp xúc: Viêm mũi họng mãn tính (43,8% với 9,6%). Viêm PQ mãn tính (29,2% với 10,6%). Bệnh ngoài da (35,7% với 4,8%). Hen PQ (8,6% với 1,0%).
2. Hiệu quả giải pháp can thiệp truyền thông
+ Cải thiện về điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi trường chuồng nuôi:
- Chuồng/trại sạch với HQCT(T-S) đạt 97,0%, HQCT(CT-C) đạt 78,8%; Chuồng bẩn HQCT(T-S) đạt 72,7%, HQCT(CT-C) đạt 68,4%; vệ sinh thường xuyên với HQCT(T-S) đạt 92,8%. HQCT(CT-C) đạt 90,4%.
- Môi trường sạch với HQCT(T-S) đạt 100%; HQCT(CT-C) đạt 81,3%.
- Phun thuốc tẩy uế, khử trùng chuồng/trại với HQCT(T-S) đạt 100,0%. HQCT (CT-C) đạt 94,4%.
- Tiêu độc chuồng/ trại định kỳ thường xuyên với HQCT đạt 90,4%. Không còn hộ không thực hiện, HQCT đạt 100%.
+ Có sự cải thiện về kiến thức vệ sinh chăn nuôi và sử dụng trang bị phòng hộ lao động:
- Thay đổi tích cực: tỷ lệ mang gia cầm bị bệnh đi bán giảm nhiều với HQCT đạt 93,3%; Các hộ chăn nuôi thấy cần phải tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm khi bị dịch bệnh HQCT đạt 94,3%.
- Sử dụng BHLĐ tốt lên: không còn cá nhân không sử dụng với HQCT đạt 100%, đặc biệt HQCT để người chăn nuôi sử dụng găng tay đạt 79,1%, mang giày/ủng đạt 82,5%, mang kính BHLĐ đạt 94,7%.
+ Hiểu bết tốt hơn về bệnh do mất vệ sinh trong chăn nuôi:
- Không còn người chăn nuôi không biết mầm bệnh từ gia cầm có thể lây sang cho con người, HQCT đạt 100%. HQCT để người chăn nuôi biết một số bệnh có thể mắc: cúm gia cầm đạt 71,1%; VPQ: 82,6%, viêm da: 50%.
Tóm tắt tiếng anh:
The new findings of the thesis:
- The status of unsanitary barn/farm and polluted environmental and working place: barn/farm didn’t hygiene over 90%; Environment of barn/farm and household had polluted with total aerobic bacteria to 85620 bacteria/m3, hemolytic bacteria to 2169 bacteria/m3 and mold 9239 spores/m3
- The status of the knowledge and practice of poultry hygiene still low: only 34,5% of the poultry farmers known poultry can infect humans. Make safety hygiene poultry was poor with 44,2% was hygiene barn/farm but the habits often reached 7,5%; 34,5% know poultry can infect humans.
- Some diseases of poultry farmers frequently asked: chronic nasopharyngitis (43,8%); chronic bronchitis (29,2%), skin disease (35,7%); bronchial asthma (8,6% ).
- The effectiveness of communication interventions such as improved hygiene barn/farm reached over 90%, knowledge of hygiene poultry over 90%, use of protective labor was over 80%, understanding better unsanitary disease in poultry from 50 to 100%. The intervention is easy to apply and replicate in the community, providing high efficiency.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file