Tên chuyên đề: Nghiên cứu căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy và hiệu quả dự phòng biến chứng này bằng phương pháp hút dịch liên tục hạ thanh môn
Chuyên ngành:
Hồi sức cấp cứu và chống độc - 62720122
Họ tên: Trần Hữu Thông
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS Nguyễn Đạt Anh
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn
Tóm tắt tiếng việt:
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy và đánh giá hiệu quả của phương pháp hút dịch liên tục hạ thanh môn để dự phòng viêm phổi ở bệnh nhân thở máy, đã rút ra một số kết luận sau:
1. Căn nguyên gây VPLQTM:
- VK Gram âm chiếm trên 90%: nhiều nhất là Acinetobacter baumannii, ít gặp VK Gram dương: Staphylococcus aureus 6,9% và Streptococcus pneumonia 2,7%.
- VK gây VPLQTM sớm và muộn: Streptococcus pneumonia, Escheria coli, Klebsiella pneumonia, Serratia marcescens gặp nhiều hơn ở nhóm VP sớm. Acinetobacter baumannii, Burkholderia cepacia, và Staphylococcus aureus chiếm tỉ lệ cao hơn ở nhóm VP muộn.
- Tình hình kháng kháng sinh:
§ A.baumanii đa kháng kháng sinh trở thành vấn đề nghiêm trọng: kháng trên 70% với nhiều nhóm kháng sinh khác nhau. Chỉ còn nhạy 100% đối với colistin.
§ Pseudomonas aeruginosa: kháng cao nhất với ceftriaxone, cefotaxime và ampicillin+sulbactam (gần 100%). trên 65% với ceftazidime, gần 40% với tobramycin, khoảng 20% với carbapenem và quinolone.
§ Klebsiella, Escheria coli : kháng kháng sinh ít hơn so với A.baumannii, và P.aeruginosa, còn nhạy cảm với carbapenem, Klebsiella sinh ESBL chiếm 63,6%.
§ Staphylococcus aureus: 100% kháng với methicillin.
2. Hiệu quả dự phòng VPLQTM bằng phương pháp hút liên tục dịch hạ thanh môn:
- Nhóm can thiệp có tỉ lệ VPLQTM thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (38% so với 56,6%), p < 0,05. Hút liên tục dịch hạ thanh môn có hiệu quả làm giảm khoảng 31% số BN bị VPLQTM. NNT = 5,6.
- Tỉ lệ VPLQTM sớm và muộn: hút liên tục dịch hạ thanh môn làm giảm số BN bị VP sớm so với nhóm chứng (10,4% so với 40,8% ), p <0,01. Tuy nhiên không làm giảm số BN bị VPLQTM muộn.
- Thời gian xuất hiện VP: những BN được hút dịch liên tục hạ thanh môn phát triển VP chậm hơn 3,4 ngày so với những BN sử dụng ống NKQ thường, p < 0,05.
- Hiệu quả làm giảm thời gian thở máy: hút liên tục dịch hạ thanh môn đã làm giảm thời gian thở máy xuống 2,5 ngày, p < 0,05,
- Hiệu quả làm giảm thời gian nằm ICU: hút liên tục dịch hạ thanh môn làm giảm thời gian nằm ICU xuống 2,7 ngày.
- TLTV: ở nhóm VP muộn TLTV thô cao hơn so với VP sớm (52,7% so với 47,3%), p > 0,05. TLTV thô và TLTV do VPLQTM không có sự khác biệt ở 2 nhóm. TLTV do A.baumannii đa kháng chiếm 55% .
Tóm tắt tiếng anh:
BRIEF INFORMATION ON NEW FINDINGS OF PHD THESIS
We conducted a study to identify the bacterial pathogens of ventilator associated pneumonia (VAP) and to evaluate the preventive effectiveness of continuously subglottic secretion drainage (SSD), and had some conclusions:
1. The bacterial pathogens of VAP:
- Gram negative accounting for over 90 %: Acinetobacter baumannii was the most common. Gram positive bacteria wereless common: Staphylococcus aureus6.9 % andStreptococcus pneumoniae 2.7 %.
- The early and late onset VAP: Streptococcus pneumoniae, Escheria coli, Klebsiella pneumoniae, Serratia marcescens were more common in the early onset VAP. Acinetobacter baumannii, Burkholderia cepacia, and Staphylococcus aureus accounted for a higher proportion in the late onset VAP group .
- The situation of antibiotic resistances:
Multiple antibiotic resistance A.baumanii became a serious problem: 70 % resistance to many different antibiotics. Only sensitive 100 %to colistin.
§ Pseudomonas aeruginosa: highest resistance to ceftriaxone, cefotaxime and ampicillin + sulbactam (nearly 100 %), over 65 % to ceftazidime, nearly 40 % to tobramycin and 20% to carbapenems and quinolones.
§ Klebsiella , Escheria coli: antibiotic resistance less than A. baumannii , and P.aeruginosa, however, sensitive to carbapenems, Klebsiella produce ESBL accounted for 63.6 %.
§ Staphylococcus aureus: 100 % resistant to methicillin
2. The preventive effect of continuously subglottic secretion drainage
- The rateof VAP in the intervention group was significantly lower than that in the control group (38% vs56.6%), p<0.05. SSD effectively reduced about 31% of the patients withVAP. NNT=5.6.
- The rate of early and late onset VAP:SSD decreased the number of the patients with early onset VAP compared to that in the controls (10.4% vs40.8%), p<0.01. However,SSD did not reduce the number of the patients with late onset VAP.
- The onset time of VAP: patients received SSD developed VAP 3.4 days slower than that in the patients used normal endotracheal tube, p<0.05.
-Effectively reduce the duration of mechanical ventilation: SSD reduced the duration of mechanical ventilation approximately 2.5days, p<0.05,
-Effectively reduce the length of stay in the ICU: SSD decreased the length of stay in the ICU to 2.7 days.
-Mortality: The total fatality rate in the late onset VAP was higher than that in the early VAP (52.7% vs47.3%), p>0.05. The total fatality rate and the fatality rate caused by VAP were not different in the 2 groups. The fatality rate caused by multiple antibiotic resistance A. baumanii accounted for 55%.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn: