Tên chuyên đề: Nghiên cứu sử dụng tấm biểu mô cuống rốn nuôi cấy điều trị loét giác mạc khó hàn gắn
Chuyên ngành:
Nhãn khoa - 62720157
Họ tên: Nguyễn Đình Ngân
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Hoàng Thị Minh Châu
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Phan Toàn Thắng
Tóm tắt tiếng việt:
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Những kết luận mới của luận án:
1. Luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Tỷ lệ điều trị thành công của phương pháp ghép tấm biểu mô cuống rốn nuôi cấy là 91,9% (34/37) mắt loét giác mạc khó hàn gắn, trong đó mức độ tốt là 83,3% (31/37 mắt).
- Tình trạng diện ghép của các mắt điều trị thành công đều ổn định, đến thời điểm kết thúc theo dõi có 83,3% (25/30 mắt) mức độ tốt, 16,7% (5/30 mắt) mức độ khá. Xét nghiệm tế bào học tại diện ghép bằng test áp đều cho kết quả giống với biểu mô giác mạc bình thường.
- Trong các tổn thương phối hợp, tổn thương màng phim nước mắt và cảm giác giác mạc có mối liên quan rõ nhất đến thành công của phẫu thuật.
- Việc lưu giữ tấm biểu mô cuống rốn ở điều kiện -80oC trong 6 tháng vẫn đảm bảo chất lượng để sử dụng ghép trên lâm sàng. Việc dùng giá đỡ của giếng nuôi cấy (thay tấm collagen với độ cong như giác mạc) giúp quá trình nuôi cấy dễ dàng hơn. Phương pháp cố định tấm biểu mô bằng khâu ép lên kính tiếp xúc đạt hiệu quả tốt, mà không đòi hỏi phương tiện hiện đại, kỹ thuật phức tạp.
2. Đóng góp mới về học thuật
Đây là nghiên cứu đầu tiên được công bố tại Việt nam sử dụng tấm biểu mô cuống rốn nuôi cấy (biệt hóa theo hướng biểu mô giác mạc) điều trị loét giác mạc khó hàn gắn với số lượng đủ lớn (n = 37 mắt).
Nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của phương pháp cũng như bước đầu làm rõ cơ chế liền biểu mô, sự tồn tại của các tế bào biểu mô đồng loại trên diện giác mạc sau khi ghép. Các xét nghiệm đánh giá sự có mặt của tế bào biểu mô cuống rốn tại diện ghép (thông qua tìm gen SRY đặc hiệu cho NST Y của tế bào biểu mô khi ghép cho giác mạc bệnh nhân nữ) đều cho kết quả âm tính ở các thời điểm 1,5 tháng, 3 tháng và 27 tháng sau phẫu thuật.
Tình trạng diện ghép ổn định (trên lâm sàng và thông qua test áp bề mặt nhãn cầu) với thời gian theo dõi dài nhất đến 34 tháng sau phẫu thuật (trung bình 19,6 ± 8,9 tháng) đã chứng minh độ an toàn khi ghép biểu mô cuống rốn nuôi cấy trên người.
Tóm tắt tiếng anh:
SUMMARY OF NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
New results of the thesis:
1. New results of the study
- The success rate of this therapy is 91,9% (34/37 eyes), and the good treatment rate is 83,3% (31/37 eyes).
- All the transplantation sites are stable, there are 83,3% (25/30 eyes) in good
condition, 16,7% (5/30 eyes) in moderate condition at last checked follow-up time. The impression cytology of transplantation site show normal structure corneal epithelial cells.
- In combined diseases, dry eye and reduction of corneal sensation had the most
involved relation to the success of the therapy.
- The tissue-cultured cord lining epithelial cells stored in -80oC for 6 months are equal quality to transplant. The using cultured well scaffold (instead of collagen shield with concave shape) make the cultural procedure easier and simpler. The pressing sutures on soft contact lens gets good effectiveness of fixation as well as simple procedure.
2. New medical theories’ contributions
This is the first study of using cord lining epithelial cells (differentiated to corneal epithelial cells) in treatment of corneal persistent epithelial defect with the large enough sample (n = 37 eyes) in Vietnam. Our study not only was proven the efficacy of this transplantation but also initially clarified the mechanism of epithelial healing and the epithelial allograft’s existence on corneal surface. The PCR test to find out SRY (the specific marker of Y chromosome of male cord epithelial cells) in female recipient cornea were all negative in 1,5 month, 3 months, 27 months postoperatively. The transplantations site were in good condition (evaluated by slit-lamp and impression cytology) with long follow-up time (19,6 ± 8,9 months), that shows the safety of this transplantation.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn: