Tên chuyên đề: Nghiên cứu hiệu quả kết hợp dẫn lưu và sử dụng Alteplase não thất trong điều trị chảy máu não thất
Chuyên ngành:
Hồi sức cấp cứu và chống độc - 62720122
Họ tên: Lương Quốc Chính
Ngày bảo vệ: 26-05-2017
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Văn Liệu
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Bế Hồng Thu
Tóm tắt tiếng việt:
THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kết hợp dẫn lưu và sử dụng Alteplase não thất trong điều trị chảy máu não thất”
Mã số: 62.72.01.22 Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
Nghiên cứu sinh: Lương Quốc Chính Khóa: 30
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Liệu; 2. PGS.TS. Bế Hồng Thu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
Nghiên cứu thực hiện trên 80 bệnh nhân chảy máu não thất có giãn não thất cấp tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2011 đến tháng 12/2014 nhằm đánh giá hiệu quả kết hợp dẫn lưu và sử dụng Alteplase não thất trong điều trị chảy máu não thất có giãn não thất cấp. Bệnh nhân nghiên cứu được chia hai nhóm không ngẫu nhiên: nhóm dẫn lưu não thất ra ngoài đơn thuần (nhóm chứng, n=45) và nhóm kết hợp dẫn lưu và tiêu sợi huyết não thất bằng Alteplase với liều 1 mg cách nhau mỗi 8 giờ (tiêu sợi huyết, n=35). Kết quả tốt theo thang điểm Rankin sửa đổi (mRS = 0 - 3) tại thời điểm một tháng ở nhóm chứng (6,7%) thấp hơn nhóm tiêu sợi huyết (28,6%) với sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05), kết quả tốt cũng thấy có cải thiện ở nhóm tiêu sợi huyết theo thang điểm kết cục Glasgow (GOS = 3 - 5) tại thời điểm một tháng (nhóm chứng: 24,4%; tiêu sợi huyết: 74,3%; p < 0,01) và ba tháng (nhóm chứng: 42,3%; tiêu sợi huyết: 90,3%; p < 0,01). Tỷ lệ tử vong ở nhóm chứng cao hơn nhóm tiêu sợi huyết tại thời điểm 1 tháng (nhóm chứng: 42%; tiêu sợi huyết: 11,4%; p < 0,01) và thời điểm 3 tháng (nhóm chứng: 62,2%; tiêu sợi huyết: 20%; p < 0,01). Tỷ lệ các biến chứng liên quan tới dẫn lưu và sử dụng thuốc tiêu sợi huyết não thất giữa hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu khác biệt nhau không ý nghĩa thống kê: chảy máu tái phát (nhóm chứng: 11,1%; tiêu sợi huyết: 5,7%; p > 0,05), chảy máu xung quanh dẫn lưu (nhóm chứng: 2,2%; tiêu sợi huyết: 5,7%; p > 0,05), tắc dẫn lưu não thất (nhóm chứng: 17,8%; tiêu sợi huyết: 5,7%; p > 0,05), viêm não thất (nhóm chứng: 8,9%; tiêu sợi huyết: 8,6%; p > 0,05), giãn não thất mạn tính (nhóm chứng: 0,0%; tiêu sợi huyết: 8,6%; p > 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy kết hợp dẫn lưu và sử dụng Alteplase não thất trong điều trị chảy máu não thất làm cải thiện có ý nghĩa chức năng thần kinh, làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ tử vong và chứng minh được tính an toàn của tiêu sợi huyết não thất trong điều trị chảy máu não thất có giãn não thất cấp.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS. TS. Nguyễn Văn Liệu
|
NGHIÊN CỨU SINH
Lương Quốc Chính
|
Tóm tắt tiếng anh:
SUMMARY OF DOCTORAL DISSERTATION'S NEW CONCLUSIONS
Research title: “Effectiveness of External Intraventricular Drainage in Combination with Intraventricular Fibrinolysis by Alteplase in the Treatment of Intraventricular Hemorrhage with Acute Hydrocephalus”
Specialized code: 62.72.01.22 Specialization: Emergency and Critical care
PhD candidate: Luong Quoc Chinh the 30th course
Science instructors: (1) Assoc. Prof. Nguyen Van Lieu, MD., PhD.
(2) Assoc. Prof. Be Hong Thu, MD., PhD.
Training facility: Hanoi Medical University
Doctoral dissertation’s new conclusions:
Study on 80 patients admitted to the Emergency Department of Bach Mai Hospital due to intraventricular hemorrhage with acute hydrocephalus who were undergone ventriculostomy to drain CSF externally from 11/2011 to 12/2014 was aimed to evaluate the effectiveness of external intraventricular drainage (EVD) in combination with intraventricular fibrinolysis (IVF) by Alteplase in the treatment of intraventricular hemorrhage with acute hydrocephalus. Patients were selected in two groups: EVD without IVF (control, n=45) and EVD with IVF by 1 mg Alteplase every 8 hours (interventional group, n=35). Results: A good result (mRS = 0 - 3) at 1 month in the control group was (6.7%) lower significantly than that in the interventional group (28.6%) (p < 0.05); and the good results (GOS: = 3 - 5) also improved significantly in the interventional group at 1 month (control: 24.4%; interventional group: 74.3%; p < 0.01) and at 3 months (control: 42.3%; interventional group: 90.3%; p < 0.01). Mortality rates in the control group were higher significantly than that in the interventional group at 1 month (42% and 11.4%, respectively; p < 0.01) and 3 months (62.2% and 20%; respectively, p < 0.01). There was no difference in complication between two groups in intracerebral rebleeding (control: 11,1%; interventional group: 5,7%, p > 0.05), catheter-induced hemorrhage (control: 2,2%; interventional group: 5,7%, p > 0.05), catheter occlusion (control : 17,8%; interventional group: 5,7%, p > 0.05), ventriculitis (control: 8,9%; interventional group: 8,6%, p > 0.05) chronic hydrocephalus (control: 0%; interventional group: 8,6%, p > 0.05). Conclusions: Our results showed that external intraventricular drainage in combination with intraventricular fibrinolysis by Alteplase in the treatment of intraventricular hemorrhage with acute hydrocephalus improved significantly outcomes and mortality rates as well had an acceptable safety profile compared to control group.
SCIENCE INTRUCTOR
Assoc. Prof. Nguyen Van Lieu
|
PHD CANDIDATE
Luong Quoc Chinh
|
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file