Tên chuyên đề: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội
Chuyên ngành:
Y tế công cộng - 62720301
Họ tên: Trần Thơ Nhị
Ngày bảo vệ: 30-11-2018
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh
Tóm tắt tiếng việt:
THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: “Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội”.
Mã số: 62720301; Chuyên ngành: Y tế Công cộng
Nghiên cứu sinh: Trần Thơ Nhị
Người hướng dẫn: 1.PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh; 2.PGS.TS Nguyễn Đức Hinh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội.
Những kết luận mới của luận án:
Tỷ lệ và dấu hiệu trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh:
Tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai là 5% và trầm cảm sau sinh là 8,2%. Tỷ lệ mới mắc trầm cảm là 6,5% (83/1274).
Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh:
Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai bao gồm: thai phụ bị bạo lực trong mang thai; thai phụ có tiền sử bị thai chết lưu; lo âu trong mang thai; thai phụ không được gia đình hỗ trợ trong khi mang thai.
Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh bao gồm: Phụ nữ có trình độ học vấn càng thấp thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh càng cao; phụ nữ có nghề nghiệp là nông dân, công chức/viên chức nhà nước. Phụ nữ có chồng thích thai nhi là con trai. Phụ nữ sinh non dưới 37 tuần; phụ nữ không được hỗ trợ sau sinh; những phụ nữ bị bạo lực thể xác và/ tình dục; bạo lực tinh thần trong khi mang thai.
Hành vi tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm:
Đa số phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh không tìm kiếm sự trợ giúp từ nhân viên y tế hay chuyên gia tâm thần, cán bộ tâm lý lâm sàng mà chủ yếu là tự cá nhân giải quyết hoặc tìm đến sự giúp đỡ từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và sử dụng mạng xã hội.
Những vấn đề khoa học và kỹ thuật đã được giải quyết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Với thiết kế nghiên cứu theo dõi dọc thực hiện trên hơn 1274 phụ nữ, nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh và một số yếu tố liên quan, đồng thời mô tả hành vi tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ của phụ nữ khi có các dấu hiệu trầm cảm là rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Nghiên cứu sử dụng các công cụ đo lường trầm cảm được chuẩn hóa, thiết kế nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng phù hợp cùng với phương pháp phân tích cập nhật, hiện đại đã cung cấp các bằng chứng chính xác, có ý nghĩa khoa học cao để đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay nhằm cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh
PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh
|
NGHIÊN CỨU SINH
Trần Thơ Nhị
|
Tóm tắt tiếng anh:
INFORMATION ON NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS
Thesis title: “Depression and help-seeking behaviors among antepartum and postpartum women in Dong Anh district, Hanoi".
Code: 62720301 Major: Public Health
PhD candidate: Nhi Tran Tho
Supervisor: 1. Assoc Prof.PhD. Nguyen Thi Thuy Hanh;
2. Assoc.Prof.PhD. Nguyen Duc Hinh.
Instructor: Hanoi Medical University.
New conclusions of the thesis:
The proportion and signs of antepartum and postpartum depression:
The proportion of antepartum depression was 5% and postpartum depression was 8.2%. The depression incidence rate was 6.5% (83/1274).
Several factors associated with antepartum and postpartum depression:
The study revealed strong predictors of antepartum depression including: experiencing violence during pregnancy; history of stillbirth; anxiety in pregnancy; and lack of support by their families during pregnancy.
The study showed factors strongly associated with postpartum depression including: low education levels; occupations including farming, company officers, or government officials; having a husband who prefers boys; history of preterm birth (less than 37 weeks); not being supported after delivery; experiencing physical/ sexual violence; and experiencing two or more accounts of mental violence during pregnancy.
Help-seeking behaviors among women with signs of depression:
The majority of women with signs of depression did not seek help from healthcare professionals, psychiatrists, or psychiatric staff; they primarily handled their condition themselves or sought help from family, friends, colleagues, and social networks.
Scientific and technical issues resolved, scientific and practical implications:
This longitudinal study on more than 1274 women to assess the incidence and prevalence of antepartum and postpartum depression and its associated factors; and help-seeking behaviors among women with signs of depression is both scientific and practically meaningful. The use of validated depressive measures, combined with a qualitative and quantitative research design provides accurate evidence with high scientific value and proposes appropriate economic, cultural and social interventions aimed at improving child and maternal health.
SUPERVISOR
(signs, write the full name)
Assoc. Nguyen Thi Thuy Hanh
Assoc. Nguyen Duc Hinh
|
PhD CANDIDATE
(signs, write the full name)
Tran Tho Nhi
|
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file