Trang chủ  |   Lịch  |   Email  |  
009bet
Tên chuyên đề: Nghiên cứu điều trị bệnh Lơxêmi bằng ghép tế bào gốc từ ngân hàng máu dây rốn cộng đồng tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. (Ngày công bố: 13/04/2021)

Chuyên ngành: Huyết học và truyền máu - 62720151

Họ tên: Nguyễn Bá Khanh

Ngày bảo vệ:

Hướng dẫn 1:GS.TS. Nguyễn Anh Trí

Hướng dẫn 2: TS. Trần Ngọc Quế

Tóm tắt tiếng việt:

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Nghiên cứu ghép tế bào gốc đồng loài từ máu dây rốn cộng đồng điều trị 20 trường hợp bệnh nhân lơxêmi cấp dòng tủy và dòng lympho trong giai đoạn 5 năm từ 1/2015 đến 8/2020, cho thấy những kết quả bước đầu sau 1 năm theo dõi và những yếu tố liên quan đến kết quả ghép.

1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

- Nghiên cứu được thực hiện với thiết kế thử nghiệm lâm sàng, thống nhất trên các bệnh nhân, giúp cho các kết quả nghiên cứu có tính hiện đại, tin cậy.

- Nghiên cứu đã chứng minh được máu dây rốn cộng đồng là một nguồn tế bào gốc tạo máu mới và hiệu quả, có thể ứng dụng phổ biến trong ghép tại Việt Nam bên cạnh nguồn tế bào gốc từ người hiến cùng huyết thống.

2. Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu:

- Các nội dung nghiên cứu đem lại bức tranh tổng thể về những kết quả, biến chứng thường gặp và những yếu tố liên quan với kết quả ghép tế bào gốc từ máu dây rốn để giúp các nhà lâm sàng có thể tiên lượng quá trình ghép một cách đúng đắn.

- Ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng có thể đem lại xác suất sống toàn bộ cho 51,1% số bệnh nhân lơxêmi cấp nguy cơ cao sau 1 năm theo dõi.

- Khi chỉ định ghép từ máu dây rốn cộng đồng cho bệnh nhân lơxêmi cấp, những yếu tố có giá trị tiên lượng là sự có mặt các đột biến đặc hiệu, thời điểm lui bệnh trước khi ghép.

- Khi lựa chọn các đơn vị máu dây rốn cộng đồng để ghép, cần lựa chọn các đơn vị có liều tế bào càng cao, mức độ hòa hợp HLA càng nhiều thì kết quả ghép càng tốt.

- Sử dụng globulin kháng tế bào tuyến ức trong điều kiện hóa giúp hạn chế nguy cơ thải ghép khi ứng dụng nguồn tế bào gốc này.

Tóm tắt tiếng anh:

NEW CONCLUSIONS OF THE DISSERTATION:

Study on allogeneic stem cell transplantation using public cord blood for treatment of 20 acute myeloid or lymphoblastic leukemia patients in 5 years from 1/2015 to 8/2020 revealed some initial results after 1 year follow-up and some associated factors.

1. New scientific and theoretical contribution:

- The study was designed as a clinical interventional trial, conducted consistently in all patients, that provided modern and reliable results.

- The study has proved that public cord blood is a new and effective stem cell source, which can be applied routinely in transplantation in Vietnam beside stem cell from related donors.

2. New perspectives from the study results:

- The study contents revealed an overview about results, common complications and factors associated with cord blood transplantation outcomes, that may help clinical doctors to prognose the transplant process properly.

- Public cord blood stem cell transplantation may provide an overall survival probability of 51.1% for high-risk acute leukemia patients after 1 year follow-up.

- When considering indication of cord blood transplantation for an acute leukemia patient, valuable prognostic factors include present of specific mutation, remission status before transplantation.

- When selecting public cord blood unit for transplantation, it is recommended to choose units with higher stem cell doses, HLA matched level to achieve better outcomes.

- Addition of anti thymocyte globulin in conditioning regimen may help reduce the risk of graft rejection when appling this stem cell source.

Tóm tắt: Tải file

Toàn văn: Tải file

Loading...

Tên Họ tên Hướng dẫn1 Hướng dẫn2 Ngày bảo vệ

009bet
1