Tên chuyên đề: Đánh giá kết quả điều trị suy tim ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp được cấy ghép tế bào gốc tự thân. (Ngày công bố: 05/08/2021)
Chuyên ngành:
Nội tim mạch - 62720141
Họ tên: Phan Tuấn Đạt
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng
Hướng dẫn 2:
Tóm tắt tiếng việt:
Những kết luận mới của luận án:
Nghiên cứu đã chứng minh được quy trình tách chiết, vận chuyển, bảo quản và cấy ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim là khả thi, an toàn và đạt được hiệu quả cao.
Theo hiểu biết của tôi, đây là nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân nhiều nhất tại Việt Nam với 134 bệnh nhân chia đều 2 nhóm: được điều trị bằng tế bào gốc tuỷ xương tự thân và nhóm chứng. Sau thời gian theo dõi 1 năm, ở nhóm tế bào gốc có sự cải thiện về phân độ NYHA, nồng độ Pro BNP và phân suất tống máu thất trái hơn so với nhóm chứng. Ngoài ra, biến cố tái nhập viện do suy tim và biến cố gộp (tử vong do mọi nguyên nhân, tái nhồi máu cơ tim, tái can thiệp động mạch vành và tái nhập viện do suy tim) gặp ít hơn ở nhóm tế bào gốc so với nhóm chứng.
Theo hiểu biết của tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố với kết quả điều trị ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp được sử dụng liệu pháp tế bào gốc tự thân. Cụ thể, ở nhóm tế bào gốc, những bệnh nhân dưới 50 tuổi và phân suất tống máu thất trái ban đầu dưới 40% có sự cải thiện phân suất tống máu thất trái rõ rệt hơn. Bệnh nhân mắc đái tháo đường và hút thuốc lá có nguy cơ tử vong cao hơn.
Tóm tắt tiếng anh:
ew conclusions of the thesis:
Our study demonstrates the process of collecting, seperating stem cells from bone marrow and intracoronary infusion of these stem cells are feasible, safe and high-effective in patients with heart failure following acute myocardial infarction.
According to my knowledge, this is the first study in Vietnam enrolled the most number of patients with 134 patients divided equally into 2 groups: autologous bone marrow stem cells group and control group. After a 1-year follow-up period, there was a significant improvement in NYHA classification, Pro BNP and left ventricular ejection fraction in the stem cell group than in the control group. In addition, the incidence of rehospitalization for heart failure and the rate of the prespecified combined clinical end point of death, recurrence of myocardial infarction, and coronary revascularization and rehospitalization for heart failure were significantly lower in the stem cells group than in the control group.
According to my knowledge, this is the first study in Vietnam analyzed some factors contributing to the outcomes of stem cell therapy in patients with acute myocardial infarction. Specifically, in the stem cell group, the age below 50 and initial EF under 40% remained a significant predictor of a favourable for outcome of improved EF. Diabetes patients and smoking were associated with a significantly increased risk for mortality.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file