Trang chủ  |   Lịch  |   Email  |  
009bet
Tên chuyên đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u tuyến lệ. (Ngày công bố: 07-04-2022)

Chuyên ngành: Nhãn khoa - 62720157

Họ tên: Hà Thị Thu Hà

Ngày bảo vệ:

Hướng dẫn 1:PGS.TS. Phạm Trọng Văn

Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Quốc Anh

Tóm tắt tiếng việt:

Nghiên cứu thực hiện trên 108 bệnh nhân u tuyến lệ, theo dõi trong thời gian trung bình là 30,7 ± 12,46 tháng (0,25 – 50 tháng).

1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u tuyến lệ

Tuổi trung bình bệnh nhân u tuyến lệ là 52,9 ± 15,3 (7 – 96 tuổi), nhóm tuổi hay gặp nhất là 41 – 60). Lý do khám bệnh chủ yếu là sờ thấy khối u và lồi mắt. Triệu chứng đau gặp nhiều nhất ở nhóm ung thư biểu mô (68,7%). U tuyến lệ ác tính có thời gian xuất hiện bệnh ≤ 6 tháng. Triệu chứng thực thể chủ yếu là sờ thấy khối u vùng trên ngoài hốc mắt, lồi mắt, mi mắt biến dạng hình chữ S và sưng nề mi. Hình ảnh cắt lớp vi tính, thâm nhiễm chỉ gặp ở ung thư biểu mô tuyến lệ và u lympho ác tính (46,7% và 10,7%). Phân giai đoạn AJCC trên u ác tính chủ yếu ở giai đoạn T2, N0 và M0.

2. Kết quả điều trị u tuyến lệ

Bệnh nhân u tuyến lệ có 4,6% bỏ điều trị ngay từ thời điểm khám lại sau 1 tuần, 19,4% phẫu thuật đơn thuần, 18,5% hóa trị đơn thuần, 42,6% dùng corticoid đơn thuần và 13,9% phối hợp điều trị. Nhóm u hỗn hợp tuyến lệ lành tính có 100% bệnh nhân phẫu thuật. Nhóm ung thư biểu mô tuyến lệ chủ yếu là phối hợp điều trị chiếm 68,8%. Nhóm quá sản lympho chủ yếu điều trị bằng corticoid (93,6%). Nhóm u lympho ác tính chủ yếu dùng hóa trị (71,4%). Biến chứng tại mắt chủ yếu ở nhóm u biểu mô tuyến lệ: sụp mi, tê bì vùng mi, khô mắt, sẹo mi, teo mỡ hốc mắt, kích ứng da xung quanh mắt… Biến chứng toàn thân gặp chủ yếu ở nhóm u tuyến lệ ác tính: nôn và buồn nôn, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa…Tỉ lệ tái phát u hỗn hợp tuyến lệ lành tính là 0%, ung thư biểu mô tuyến lệ là 31,2% và u lympho ác tính là 46,4%. U tuyến lệ ác tính có 27,7% di căn vùng và 27,7% di căn xa. Nhóm u tuyến lệ ác tính có 11,4 % tử vong, 88,6% sống sót hoặc bỏ cuộc. Tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân nhóm ung thư biểu mô tuyến lệ và u lympho ác tính lần lượt là 25% và 3,6%.

3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị u tuyến lệ

Tỷ lệ phẫu thuật ở nhóm thâm nhiễm cao gấp 4,71 lần nhóm không thâm nhiễm. Nhóm có thâm nhiễm có nguy cơ tử vong cao gấp 23,89 lần nhóm không thâm nhiễm. Nhóm ác tính có nguy cơ biến chứng cao gấp 1,5 lần nhóm u lành tính. Nhóm hóa trị có nguy cơ biến chứng cao gấp 1,4 lần nhóm không hóa trị. Nhóm phẫu thuật có nguy cơ tái phát thấp hơn 0,17 lần nhóm không phẫu thuật. Nhóm xạ trị có nguy cơ tái phát thấp hơn 0,2 lần nhóm không xạ trị.

Tóm tắt tiếng anh:

The study was conducted on 108 patients with lacrimal gland tumors, followed up for an average of 30.7 ± 12.46 months (0.25 - 50 months).

1. Clinical and subclinical characteristics of lacrimal gland tumor

The average age of patients with lacrimal gland tumors is 52.9 ± 15.3 (7 - 96 years old), the most common age group is 41 - 60 years old. The main reason for examination was palpable tumor and protrusion of the eye. Pain was the most common symptom in the carcinoma group (68.7%). Malignant lacrimal adenomas have a disease duration of ≤ 6 months. The main physical symptoms were palpable tumor in the upper outer orbit, eye protrusion, eyelid deformity in the shape of an S shape, and eyelid swelling. On computed tomography, infiltrates were found only in lacrimal carcinoma and malignant lymphoma (46.7% and 10.7%). AJCC staging on melanoma is mainly at T2, N0, and M0 stages.

2. Results of treatment of lacrimal gland tumor
Patients with lacrimal gland tumor had 4.6% dropped out of treatment right from the time of follow-up after 1 week, 19.4% surgery alone, 18.5% chemotherapy alone, 42.6% corticosteroid alone and 13.9% combination treatment. The group of benign mixed lacrimal gland tumors has 100% surgical patients. The group of lacrimal adenocarcinoma is mainly combination treatment, accounting for 68.8%. The group of lymphoid hyperplasia was mainly treated with corticosteroids (93.6%). The group of malignant lymphomas was mainly treated with chemotherapy (71.4%). Complications in the eyes are mainly in the group of lacrimal epithelial tumors: drooping eyelids, numbness of the eyelids, dry eyes, eyelid scars, orbital fat atrophy, skin irritation around the eyes... Malignant lacrimal gland: vomiting and nausea, hair loss, gastrointestinal disturbances... The recurrence rate of mixed benign lacrimal gland tumor is 0%, lacrimal carcinoma is 31.2% and malignant lymphoma is 46.4%. Malignant lacrimal adenomas had 27.7% regional metastases and 27.7% distant metastases. The group of malignant lacrimal gland tumors had 11.4% died, 88.6% survived or gave up. Mortality rates in patients with adenocarcinoma and malignant lymphoma were 25% and 3.6%, respectively.
3. Some factors related to the results of treatment of lacrimal gland tumor

The rate of surgery in the infiltrative group was 4.71 times higher than in the non-infiltrative group. The group with infiltrates had a 23.89 times higher risk of death than the non-infiltrated group. The malignant group had a 1.5 times higher risk of complications than the benign tumor group. The chemotherapy group had a 1.4 times higher risk of complications than the no chemotherapy group. The surgical group had a 0.17 times lower risk of recurrence than the non-surgery group. The radiotherapy group had a 0.2 times lower risk of recurrence than the non-radiotherapy group.

Tóm tắt: Tải file

Toàn văn: Tải file

Loading...



Luận án, luận văn, chuyên đề khác

Tên Họ tên Hướng dẫn1 Hướng dẫn2 Ngày bảo vệ
Nghiên cứu chẩn đoán giai đoạn ung thư vòm họng trên chụp cộng hưởng từ Lâm Đông Phong GS.TS. Hoàng Đức Kiệt TS. Trần Thanh Phương
Thực trạng kiến thức, sự tuân thủ của bác sĩ với hướng dẫn điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp. (Ngày công bố: 26-11-2024) Lê Văn Trụ PGS.TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt PGS.TS. Nguyễn Văn Huy
Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sắt huyết thanh và kết quả bổ sung sắt ở người hiến máu nhắc lại tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. (Ngày công bố: 04-10-2024) Hà Hữu Nguyện PGS.TS. Bùi Thị Mai An TS. Bạch Quốc Khánh
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị bệnh Hirschsprung. (Ngày công bố:04-10-2024) Đào Đức Dũng PGS.TS. Bùi Đức Hậu PGS.TS. Phạm Duy Hiền
Nghiên cứu điều trị teo hậu môn, rò trực tràng – niệu đạo bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt. (Ngày công bố: 04-09-2024) Ngô Duy Minh GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm PGS.TS. Phạm Duy Hiền
Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. (Ngày công bố: 03-08-2024) Nguyễn Thị Thanh Huyền PGS.TS. Chu Thị Hạnh
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm. (Ngày công bố: 31-07-2024) Vũ Thị Tuất GS.TS. Trần Phương Mai PGS.TS. Nguyễn Khang Sơn
Xác định vai trò của HPV và các biến thể trong ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương Hoàng Xuân Sơn PGS.TS. Vũ Bá Quyết PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ em do chấn thương sản khoa. (Ngày công bố: 01/07/2024) Ngô Văn Đoan PGS.TS. Bùi Văn Giang PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà
Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp nong vòi tử cung qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng trên bệnh nhân vô sinh do tắc đoạn gần vòi tử cung. (Ngày công bố: 20/06/2024) Nguyễn Bá Thiết GS.TS. Nguyễn Viết Tiến PGS.TS. Vũ Văn Du
Đánh giá kết quả hóa xạ trị và chất lượng cuộc sống ở người bệnh ung thư vòm mũi họng tại Bệnh viện K . (Ngày công bố: 04/06/2024) Trần Hùng PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương PGS.TS Ngô Thanh Tùng
Nghiên cứu nồng độ IL-6, CRP ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát. (Ngày công bố: 25/04/2024) Nguyễn Thị Bích Ngọc PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc PGS.TS. Đặng Thị Hồng Hoa
Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lao trẻ em theo hướng dẫn của Chương trình chống lao quốc gia. (Ngày công bố: 16/04/2024) Nguyễn Thị Hằng PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ TS. Hoàng Thanh Vân
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học và điều trị phình động mạch não thuộc vòng tuần hoàn sau bằng can thiệp nội mạch. (Ngày công bố: 22-03-2024) Lê Hoàng Kiên GS.TS. Phạm Minh Thông
Nghiên cứu chức năng thất trái trước và sau điều trị tái đồng bộ tim (CRT) ở bệnh nhân suy tim nặng bằng siêu âm đánh dấu mô. (Ngày công bố: 31-01-2024) Hoàng Thị Phú Bằng GS.TS. Đỗ Doãn Lợi PGS.TS. Trương Thanh Hương
Nghiên cứu xây dựng các bảng từ thính lực lời tiếng Việt ứng dụng đo sức nghe lời cho trẻ em tuổi học đường (6 đến 15 tuổi). (Ngày công bố: 05-01-2023) Phạm Tiến Dũng PGS.TS. Cao Minh Thành GS.TS. Nguyễn Văn Lợi
Kết quả điều trị surfactant trong một số bệnh lý gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và các yếu tố liên quan. (Ngày công bố: 05-01-2024) Chu Lan Hương PGS.TS. Khu Thị Khánh Dung
Nghiên cứu sử dụng vạt đùi trước ngoài trong điều trị khuyết phần mềm phức tạp vùng cổ bàn chân. (Ngày công bố: 02-01-2024) Vũ Thị Dung GS.TS. Trần Thiết Sơn
Nghiên cứu ứng dụng vi phẫu thuật điều trị một số u tầng trước nền sọ bằng đường mở nắp sọ lỗ khóa trên cung mày. (Ngày công bố: 12-12-2023) Nguyễn Trọng Diện PGS.TS. Đồng Văn Hệ
Bất thường thai sản tại Đà Nẵng và Biên Hòa, giá trị của sàng lọc trước sinh để phát hiện trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21. (Ngày công bố: 12-12-2023) Trương Quang Vinh PGS.TS. Lưu Thị Hồng PGS.TS. Trần Đức Phấn

009bet
1