Trang chủ  |   Lịch  |   Email  |  
009bet
Tên chuyên đề: Nghiên cứu tính đa hình của một số gen ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh. (Ngày công bố: 21-10-2022)

Chuyên ngành: Nội xương khớp - 62720142

Họ tên: Trần Thị Thu Huyền

Ngày bảo vệ:

Hướng dẫn 1:TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Tóm tắt tiếng việt:

Nghiên cứu tính đa hình của các gen MTHFR rs1801133, LRP5 rs41494349, FTO rs1121980 trên 566 phụ nữ sau mãn kinh (223 loãng xương và 343 không loãng xương), chúng tôi đưa ra kết luận:

-Phân bố kiểu gen và alen ở phụ nữ sau mãn kinh loãng xương. Đa hình gen MTHFR rs1801133: tỷ lệ % kiểu gen CC/CT/TT là 69,5/27,8/2,7 ;  tỷ lệ % alen C/T là 83,4/16,6. Đa hình gen LRP5 rs41494349: tỷ lệ % kiểu gen AA/AG/GG là 83,4/15,7/0,9 ;  tỷ lệ % alen A/G là 91,3/8,7.Đa hình gen FTO rs1121980: tỷ lệ % kiểu gen CC/CT là 71,3/28,7;  tỷ lệ % alen C/T là 85,7/14,3. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố kiểu gen và alen của đa hình gen MTHFR rs1801133, LRP5 rs41494349, FTO rs1121980 ở nhóm phụ nữ sau mãn kinh loãng xương so với nhóm phụ nữ sau mãn kinh không loãng xương.

-     Phụ nữ mang kiểu gen TT của đa hình gen MTHFR rs1801133 có nguy cơ giảm mật độ xương ở 3 vị trí cổ xương đùi, đầu trên xương đùi, cột sống thắt lưng khi so với phụ nữ mang kiểu gen CC ở mô hình đồng trội sau khi đã kiểm soát các yếu tố tuổi, BMI, tiền sử gãy xương, nơi sống, số con, số năm sau mãn kinh, hoạt động thể lực.Tương tự ở mô hình lặn, phụ nữ mang kiểu gen TT của đa hình gen này cũng có nguy cơ giảm mật độ xương tại ba vị trí khảo sát khi so với phụ nữ mang kiểu gen CC và kiểu gen CT sau khi đã kiểm soát các yếu tố nguy cơ như trên.

-     Kiểu gen CT của đa hình gen FTO rs1121980 dường như là yếu tố bảo vệ. Phụ nữ mang kiểu gen này có sự tăng mật độ xương tại cột sống thắt lưng so với phụ nữ mang kiểu gen CC sau khi đã kiểm soát các yếu tố tuổi, BMI, tiền sử gãy xương, nơi sống, số con, số năm sau mãn kinh, hoạt động thể lực.

Không thấy mối liên quan giữa đa hình gen LRP5 rs41494349 với mật độ xương ở cả 3 vị trí khảo sát sau khi đã kiểm soát các yếu tố nguy cơ như trên.

Tóm tắt tiếng anh:

After studying on the polymorphism of the genes MTHFR rs1801133, LRP5 rs41494349, FTO rs1121980 on 566 postmenopausal women (223 with osteoporosis and 343 without osteoporosis),we draw some conclusions:

- Genotypic and allele distribution in pomenopausal women with osteoporosis. MTHFR rs1801133gene polymorphism: the percentage of CC/CT/TT genotype is 69.5/27.8/2.7; the percentage of C/T allele is 83.4/16.6.LRP5 rs41494349gene polymorphism: the percentage of genotype AA/AG/GG is 83.4/15.7/0.9; the percentage of A/G allele is 91.3/8.7. FTO rs1121980 gene polymorphism: the percentage of CC/CT genotype is 71.3/28.7; the percentage of C/T allele is 85.7/14.3.There was no statistically significant difference in the genotypic and allele distribution of the MTHFR rs1801133, LRP5 rs41494349, FTO rs1121980 gene polymorphisms in the two groups.

- Women carrying the TT genotype of the MTHFR gene polymorphism rs1801133 have an increased risk of bone mineral density loss at 3 sites (femoral neck, total hip, and lumbar spine) when compared to ones carrying CC genotype in the co-dominant model after controlling for factors such as age, BMI, history of fractures, place of residence, number of children, number of years after menopause, physical activity. Similar to the recessive model, in women carring the TT genotype of polymorphism, this genotype also had increased the risk of decreased BMD at the three sites when compared to women with the CC and CT genotype after controlling for the mentioned risk factors.

- The CT genotype of the FTO rs1121980 gene polymorphism appears to be a protective factor. Women with this genotype have increased bone mineral density in the lumbar spine compared to one with CC genotype after controlling factors such as age, BMI, history of fractures, place of residence, number of children, and number of years after menopause, physical activity.

- There was no association between LRP5 gene polymorphism rs41494349 with bone mineral density at these 3 sites after controlling for the above risk factors.

Tóm tắt: Tải file

Toàn văn: Tải file

Loading...



Luận án, luận văn, chuyên đề khác

Tên Họ tên Hướng dẫn1 Hướng dẫn2 Ngày bảo vệ
Nghiên cứu chẩn đoán giai đoạn ung thư vòm họng trên chụp cộng hưởng từ Lâm Đông Phong GS.TS. Hoàng Đức Kiệt TS. Trần Thanh Phương
Thực trạng kiến thức, sự tuân thủ của bác sĩ với hướng dẫn điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp. (Ngày công bố: 26-11-2024) Lê Văn Trụ PGS.TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt PGS.TS. Nguyễn Văn Huy
Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sắt huyết thanh và kết quả bổ sung sắt ở người hiến máu nhắc lại tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. (Ngày công bố: 04-10-2024) Hà Hữu Nguyện PGS.TS. Bùi Thị Mai An TS. Bạch Quốc Khánh
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị bệnh Hirschsprung. (Ngày công bố:04-10-2024) Đào Đức Dũng PGS.TS. Bùi Đức Hậu PGS.TS. Phạm Duy Hiền
Nghiên cứu điều trị teo hậu môn, rò trực tràng – niệu đạo bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt. (Ngày công bố: 04-09-2024) Ngô Duy Minh GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm PGS.TS. Phạm Duy Hiền
Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. (Ngày công bố: 03-08-2024) Nguyễn Thị Thanh Huyền PGS.TS. Chu Thị Hạnh
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm. (Ngày công bố: 31-07-2024) Vũ Thị Tuất GS.TS. Trần Phương Mai PGS.TS. Nguyễn Khang Sơn
Xác định vai trò của HPV và các biến thể trong ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương Hoàng Xuân Sơn PGS.TS. Vũ Bá Quyết PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ em do chấn thương sản khoa. (Ngày công bố: 01/07/2024) Ngô Văn Đoan PGS.TS. Bùi Văn Giang PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà
Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp nong vòi tử cung qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng trên bệnh nhân vô sinh do tắc đoạn gần vòi tử cung. (Ngày công bố: 20/06/2024) Nguyễn Bá Thiết GS.TS. Nguyễn Viết Tiến PGS.TS. Vũ Văn Du
Đánh giá kết quả hóa xạ trị và chất lượng cuộc sống ở người bệnh ung thư vòm mũi họng tại Bệnh viện K . (Ngày công bố: 04/06/2024) Trần Hùng PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương PGS.TS Ngô Thanh Tùng
Nghiên cứu nồng độ IL-6, CRP ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát. (Ngày công bố: 25/04/2024) Nguyễn Thị Bích Ngọc PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc PGS.TS. Đặng Thị Hồng Hoa
Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lao trẻ em theo hướng dẫn của Chương trình chống lao quốc gia. (Ngày công bố: 16/04/2024) Nguyễn Thị Hằng PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ TS. Hoàng Thanh Vân
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học và điều trị phình động mạch não thuộc vòng tuần hoàn sau bằng can thiệp nội mạch. (Ngày công bố: 22-03-2024) Lê Hoàng Kiên GS.TS. Phạm Minh Thông
Nghiên cứu chức năng thất trái trước và sau điều trị tái đồng bộ tim (CRT) ở bệnh nhân suy tim nặng bằng siêu âm đánh dấu mô. (Ngày công bố: 31-01-2024) Hoàng Thị Phú Bằng GS.TS. Đỗ Doãn Lợi PGS.TS. Trương Thanh Hương
Nghiên cứu xây dựng các bảng từ thính lực lời tiếng Việt ứng dụng đo sức nghe lời cho trẻ em tuổi học đường (6 đến 15 tuổi). (Ngày công bố: 05-01-2023) Phạm Tiến Dũng PGS.TS. Cao Minh Thành GS.TS. Nguyễn Văn Lợi
Kết quả điều trị surfactant trong một số bệnh lý gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và các yếu tố liên quan. (Ngày công bố: 05-01-2024) Chu Lan Hương PGS.TS. Khu Thị Khánh Dung
Nghiên cứu sử dụng vạt đùi trước ngoài trong điều trị khuyết phần mềm phức tạp vùng cổ bàn chân. (Ngày công bố: 02-01-2024) Vũ Thị Dung GS.TS. Trần Thiết Sơn
Nghiên cứu ứng dụng vi phẫu thuật điều trị một số u tầng trước nền sọ bằng đường mở nắp sọ lỗ khóa trên cung mày. (Ngày công bố: 12-12-2023) Nguyễn Trọng Diện PGS.TS. Đồng Văn Hệ
Bất thường thai sản tại Đà Nẵng và Biên Hòa, giá trị của sàng lọc trước sinh để phát hiện trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21. (Ngày công bố: 12-12-2023) Trương Quang Vinh PGS.TS. Lưu Thị Hồng PGS.TS. Trần Đức Phấn

009bet
1