Tên chuyên đề: Nghiên cứu thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa. (Ngày công bố: 02/10/2023)
Chuyên ngành:
Sản phụ khoa - 62720131
Họ tên: Nguyễn Thị Thu Phương
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Phạm Bá Nha
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương
Tóm tắt tiếng việt:
- Đây là nghiên cứu khoa học đầu tiên tại Việt Nam về thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa.
- Xác định được tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa. Từ đó làm cơ sở dữ liệu giúp các bác sĩ Sản Phụ khoa chú trọng đến nguy cơ mắc bệnh, quan tâm tới công tác chẩn đoán và điều trị dự phòng cho bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa có nguy cơ.
- Kết quả nghiên cứu xác định được tỷ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa tại bệnh viện Bạch Mai là 6,2 %; trong đó có một trường hợp thuyên tắc phổi chiếm 3,03% số ca mắc huyết khối tĩnh mạch sâu và 1,9%o số trường hợp phẫu thuật phụ khoa. Triệu chứng đau chân [Bắp chân/Homan (+)] xuất hiện nhiều nhất trên các bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch sâu có triệu chứng (39,39%). Triệu chứng khó thở, ho khan khi hít sâu là triệu chứng nổi bật nhất trên bệnh nhân mắc thuyên tắc phổi. Huyết khối tĩnh mạch sâu xuất hiện nhiều nhất ở tĩnh mạch cơ dép (66,67%), vị trí chân trái (36,36%). Thời gian phát hiện huyết khối gặp chủ yếu sau phẫu thuật phụ khoa là 1 - 5 ngày (66,67%). Xét nghiệm D-Dimer kết hợp Siêu âm Doppler mạch giúp tăng việc phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa.
- Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa chủ yếu là: Tuổi trên 45; Làm các công việc lao động thể lực nặng; Bệnh lý u xơ tử cung, ung thư buồng trứng; Tính chất giải phẫu bệnh ác tính; Các phẫu thuật liên quan tới tử cung; Số yếu tố nguy cơ mắc phải; Các bệnh mắc phải: suy tim mạn, tiền sử chấn thương (cột sống, tủy sống, chi dưới), mất máu nhiều trong phẫu thuật, tăng huyết áp, đái tháo đường
Tóm tắt tiếng anh:
- This is the first scientific study in Vietnam on venous thromboembolism in gynecological surgery patients.
- Identifying the prevalence, clinical and paraclinical characteristics of deep vein thrombosis in gynecological surgery patients at Bach Mai hospital and the risk factors.
- We identified rate of deep vein thrombosis in gynecological surgery patients at Bach Mai hospital is 6.2%. In which, there was a case of pulmonary embolism accounting for 3.03% of cases of deep vein thrombosis & 1,9%o of gynecological surgery patients. The symptom of leg pain [Calf/Homan (+)] is the most common symptom in patients with symptomatic deep vein thrombosis (39.39%). Symptoms of dyspnea, dry cough when taking a deep breath are the most prominent symptoms in patients with pulmonary embolism. Deep vein thrombosis occurs most often in the sandal muscle vein (66.67%), left leg position (36.36%). The time to detect thrombosis after gynecological surgery is 1-5 days (66.67%). D-dimer test combined with Doppler ultrasound helps to increase the detection of deep vein thrombosis in gynecological surgery patients.
- The risk factors that increase the incidence of venous thromboembolism in gynecological surgery patients are mainly: Above 45 years old; Do heavy physical labor; Anatomical properties of malignancy; Uterine fibroids, ovarian cancer; Uterine related surgery; Number of acquired risk factors; Acquired diseases: chronic heart failure, history of trauma (spine, spinal cord, lower extremities), history of orthopedic surgery (hip/knee surgery, arthroscopic surgery), much blood loss in surgery, high blood pressure, diabetes.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file