Tên chuyên đề: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tràng đầu tụy điều trị u vùng bóng Vater. (Ngày công bố: 09/02/2021)
Chuyên ngành:
Ngoại tiêu hóa - 62720125
Họ tên: Trần Quế Sơn
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết
Hướng dẫn 2:
GS.TS Trần Bình Giang
Tóm tắt tiếng việt:
1. Những đóng góp mới về khoa học, lý luận
Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ của phẫu thuật ít xâm hại điều trị bệnh lý u vùng bóng Vater. Kết quả nghiên cứu có giá trị lâm sàng, đặc biệt với những cơ sở ngoại khoa lần đầu triển khai kỹ thuật này.
Kết quả thu được của luận án góp phần vào việc hoàn thiện quy trình và kỹ năng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư vùng bóng Vater.
2. Những luận điểm chính rút ra từ kết quả nghiên cứu.
Chỉ định phẫu thuật nội soi hỗ trợ cho khối u ở vị trí bóng Vater (80%), u đường mật (13,3%) và u đầu tụy (6,7%), kích thước u < 35 mm (100%) và chưa có dấu hiệu xâm lần mạch máu.
Tai biến: chảy máu (13,3%), đứt động mạch mạc treo tràng trên (3,3%), thủng tá tràng (3,3%). Mất máu trong mổ 350 mL, rạch da 7,2 cm (5 – 8 cm), số hạch nạo vét được từ 7 – 20 hạch, trung bình 14,8 hạch. Chuyển mổ mở (20%), mổ lại (16,6%), tử vong (8,3%), biến chứng chung (50%), rò tụy 25%, rò mật (4,2%), chảy máu ổ bụng (4,2%), chảy máu miệng nối tuy – ruột (4,2%), chậm lưu thông dạ dày (8,3%), nằm viện trung bình 19,5 ngày.
Chất lượng cuộc sống sau mổ đạt 81% tốt và khá. Sống thêm trung bình 28,3 tháng. Thời gian sống thêm của nhóm N0 dài hơn có ý nghĩa so với nhóm N1 (35,9 so với 12,4 tháng). Có sự khác biệt về thời gian sống thêm theo giai đoạn IB, IIA và IIB (35.6, 26.5 và 12.4 tháng).
Kết quả cho thấy phẫu thuật nội soi hỗ trợ trong cắt ung thư vùng bóng Vater là rất phức tạp, khó khăn, có tính khả thi nhưng có tỉ lệ tai biến, biến chứng cao ngay cả với các phẫu thuật viên có kinh nghiệm, cần thận trọng và chỉ nên thực hiện tại các cơ sở ngoại khoa chuyên sâu.
Tóm tắt tiếng anh:
1. Some new contributions in science, reasoning:
Researching apply the advances of minimally invasive surgery to perform periampullary Vater tumors. The research results are scientific value and valuable clinical experience, especially for first-time surgical facilities implementing this complicated technique.
The results of the thesis contribute to perfecting the procedure and skills of laparoscopic pancreaticoduodenectomy.
2. New arguments drawn from research results:
Laparoscopic assisted pancreaticoduodenectomy (LAPD) is the treatment for malignant tumors of the ampulla of Vater (80%), the lower end of the common bile duct (13.3%) and pancreatic head tumors (6.7%). Tumors size < 35 mm and no signs of vascular invasion was the best choice for this technique.
Major complications were bleeding (13.3%), SMA rupture (3.3%) and duodenal perforation (3.3%). Estimated blood loss was 350ml. Upper median incision was 7.2 cm. Conversion to open PD was required in 6 patients (20%) as a result of intraoperative bleeding and difficult dissection. Four patients required reoperation (16.6%). There was two patients in-hospital mortality (8.3%). The average of hospital stay was 19.5 days (9 to 64 day). The overall morbidity was 50%, included pancreatic fistula 25%, biliary fistula (4.2%), intra-abdominal bleeding (4.2%), intestinal bleeding (4.2%), delayed gastric emptying (8.3%).
Quality of life (QLQ-C30) was excellence and good level (81%). Kaplan-Meier curves for long-term survival was 28.3 months. The survival time of the N0 group was significantly longer than that of N1 group (35.9 versus 12.4 months). There was a significant difference in long-term survival between I-B, II-A and II-B stage group (35.6, 26.5 and 12.4 months, respectively)
The results show that LAPD is a complicated technique, difficult, feasible but has a high rate of complications and morbidity even for expert surgeons. LAPD should be used with caution and done in high volume surgery center.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file