Tên chuyên đề: Thực trạng chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn tại hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và kết quả một số giải pháp can thiệp. (Ngày công bố: 06/12/2021)
Chuyên ngành:
Y tế công cộng - 62720301
Họ tên: Lương Anh Bình
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung
Hướng dẫn 2:
GS.TS. Lưu Ngọc Hoạt
Tóm tắt tiếng việt:
Những kết luận mới của luận án:
Nghiên cứu đã thiết kế các can thiệp y tế công cộng dựa trên bằng chứng khoa học nhằm tăng cường chẩn đoán, điều trị lao tiềm ẩn, từ đó dự phòng lao hoạt động ở nhóm có nguy cơ cao là những người tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao.
Nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện vượt bậc trong chẩn đoán và quản lý điều trị lao tiềm ẩn khi áp dụng các can thiệp y tế công cộng vào các giai đoạn của chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số rào cản dẫn đến vẫn một tỷ lệ người tiếp xúc không tham gia sàng lọc và điều trị lao tiềm ẩn, bao gồm những rào cản về kiến thức, kỳ thị và tự kỳ thị, sự thuận tiện của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, phác đồ điều trị lao tiềm ẩn hiện hành, ....
Nghiên cứu đã cho thấy mô hình cung cấp dịch vụ một cửa sàng lọc và điều trị lao tiềm ẩn tại Trung tâm y tế tại 4 quận/huyện can thiệp đã thể hiện tính hợp lý hơn so với mô hình quản lý dự phòng chủ yếu thực hiện ở tuyến xã của CTCLQG trong giai đoạn trước (2016).
Tóm tắt tiếng anh:
The thesis’s new conclusions:
This is the research in Vietnam which designed the public health interventions based on the scientific evidence with aiming at improving Latent Tuberculosis Infection (LTBI) diagnosis, treatment, and contribution on Tuberculosis (TB) prevention among high-risk group, namely, household contacts with TB patients.
The research showed the significant improvement in LTBI diagnosis and treatment when the public health interventions were applied for each periods of the cascade of care in LTBI management. The research also showed a number of barriers which led to a specific proportion of household contacts who did not participate in LTBI screening and treatment, including barriers related to knowledge, stigma and perceived stigma, convenience of health services, LTBI treatment regimen, etc.
The research proved that the one-stop service model of LTBI diagnosis and treatment at the 04 district health centers were more reasonable than the one which was mostly undertaken by commune health stations last time (2016).
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file