Tên chuyên đề: Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. (Ngày 09/10/2021)
Chuyên ngành:
Y tế công cộng - 62720301
Họ tên: Đỗ Quang Tuyển
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương
Hướng dẫn 2:
GS.TS. Trương Việt Dũng
Tóm tắt tiếng việt:
Nghiên cứu cung cấp thực trạng về kiến thức, thực hành phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ công nhân dệt may, từ đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp can thiệp truyền thông có giá trị phòng bệnh bậc nhất trong phòng chống ung thư vú hiện nay. Một số kết quả chính như sau: Tỷ lệ nữ công nhân dệt may có kiến thức đạt về phòng bệnh, các biện pháp phát hiện sớm (tự khám vú, khám vú lâm sàng, chụp X-quang vú) lần lượt là 26,1% và (22,7%; 56,5%, 42,7%). Tỷ lệ nữ công nhân được đánh giá thực hành đạt về phòng bệnh UTV là 43,5%. Tỷ lệ nữ công nhân được đánh giá thực hành đạt về tự khám vú (15,8%) trong đó có 39,9% đã từng thực hiện tự khám vú và 15,2% thực hành hàng tháng hàng tháng, chỉ có 7,7% thực hành đúng kỹ thuật 5 bước TKV theo khuyến cáo; khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa chuyên khoa (22,2%) và chụp X-quang tuyến vú (10,4%).
Kết quả nghiên cứu là bằng chứng tốt để đưa ra các khuyến nghị bằng việc các can thiệp truyền thông để nâng cao nhận thức, thực hành cũng như nâng cao chất lượng điều trị cho nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói chung và nữ công nhân dệt may nói riêng. Từ đó là cơ sở để nhân rộng mô hình truyền thông này tới các địa bàn can thiệp khác, để giúp các nữ công nhân nhân duy trì được thói quen tự khám vú tại nhà, chủ động trong việc phát hiện những bất thường trên chính cơ thể mình và chủ động hàng năm đi khám vú và chụp X-quang vú định kỳ tại cơ sở y tế chuyên khoa. Hoạt động truyền thông phát thanh được nữ công nhân tiếp cận nhiều nhất là 97,7%; tiếp đến hoạt động phát tờ rơi là 96,7%; video hướng dẫn 5 bước tự khám vú là 82,8%. Tỷ lệ kiến thức, thực hành phòng bệnh đều tăng lần lượt là 45,4% và 44,9%. Tỷ lệ kiến thức chung về biện pháp tự khám vú tăng 35,5%; tỷ lệ tự khám vú hàng tháng tăng 32,4%. Tỷ lệ thực hành tự khám vú tăng 40,5; tỷ lệ TKV được nhân viên y tế đánh giá đúng kỹ thuật tăng 61,6%; tỉ lệ tự phát hiện được u cục bất thường ở vú tăng 14,7%. Tỷ lệ kiến thức, thực hành sàng lọc ung thư vú bằng biện pháp khám vú lâm sàng đều tăng lần lượt là 23,2% và 36,2%; tỷ lệ tần suất khám vú lâm sàng thường xuyên tăng 33,8%. Tỷ lệ kiến thức về lợi ích và kiến thức chung về sàng lọc UTV bằng chụp X-quang tuyến vú đều tăng lần lượt là 28,1% và 20,0%.
Tóm tắt tiếng anh:
The study provides the current status of female textile workers’ knowledge and practice of early detection and prevention of breast cancer, creating the basis for making the most valuable communication interventions in breast cancer prevention. Some key findings are as follows: The percentage of female textile workers with adequate knowledge of prevention and early detection measures (breast self-examination, clinical breast examination, breast mammography) is 26.1% and (22.7%; 56.5%, 42.7%), respectively. The percentage of female textile workers with adequate practice on breast cancer prevention was 43.5%. Percentage of female workers with adequate practice on breast self-examination was 15.8%, of which 39.9% had performed breast self-examination, 15.2% had practiced monthly, only 7 .7% had practiced the correct 5 self-examination steps as recommended; breast examination conducted at specialized medical facilities was 22.2% and breast mammography was 10.4%.
The study findings are good evidence to giving recommendations through communication interventions to improve awareness, practice as well as the quality of treatment for women of childbearing age in general and female textile workers in particular. This provides the basis for replicating this communication model to other intervention areas, helping female workers maintain the habit of breast self-examination at home, and be proactive in detecting abnormalities on their bodies and take annual breast examination as well as periodic mammography at a specialized medical facilities. Radio communication activities were received most by female workers with 97.7%; followed by leaflet distribution at 96.7%; 5-step self-examination video at 82.8%. The percentage of knowledge and practice of disease prevention increased by 45.4% and 44.9%, respectively. The rate of general knowledge about breast self-examination increased by 35.5%; monthly breast self-examination rate increased by 32.4%. The rate of practicing breast self-examination increased by 40.5%; the percentage of self-examination assessed as correct by medical staff increased by 61.6%; The rate of self-detection of abnormal breast lumps increased by 14.7%. The percentage of knowledge and practice of breast cancer screening by clinical breast examination increased by 23.2% and 36.2%, respectively; frequency of regular clinical breast examination increased by 33.8%. The percentage of knowledge about benefits and general knowledge about mammographic breast cancer screening both increased by 28.1% and 20.0%, respectively.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file