Tên chuyên đề: Đánh giá thực trạng năng lực sẵn sàng ứng phó với một số bệnh truyền nhiễm nhóm A tại cửa khẩu và sự chấp nhận của kiểm dịch viên y tế về một số giải pháp can thiệp. (Ngày công bố: 20/12/2021)
Chuyên ngành:
Y tế công cộng - 62720301
Họ tên: Hoàng Văn Ngọc
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Trần Đắc Phu
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Nguyễn Đăng Vững
Tóm tắt tiếng việt:
Những kết luận mới của luận án:
Về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt vàng và cúm A(H7N9)
Tỷ lệ Kiểm dịch viên y tế (KDVYT) có kiến thức đạt, thái độ tích cực và thực hành đạt về phòng chống bệnh sốt vàng và cúm A(H7N9) tương đối thấp. Nhiều KDVYT chưa xác định được tác nhân và loại mẫu bệnh phẩm chẩn đoán sốt vàng và cúm A(H7N9). Tỷ lệ cao KDVYT có thái độ về bệnh sốt vàng và cúm A(H7N9) là nguy hiểm và rất nguy hiểm, cần thiết về truyền thông phòng bệnh tại cửa khẩu. Tỷ lệ KDVYT thực hiện hoạt động phòng chống sốt vàng và cúm A(H7N9) còn hạn chế.
Về cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế vận hành và hệ thống văn bản, hướng dẫn chuyên môn
Cơ cấu tổ chức tại các Trung tâm tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, hầu hết các Trung tâm có nhân lực kiểm dịch y tế còn thiếu so với quy định, đặc biệt tỷ lệ cao các cán bộ làm việc không đúng chuyên ngành và thiếu chuyên môn ngoại ngữ. Cơ sở vật chất tại các Trung tâm còn thiếu và yếu. Hầu hết các Trung tâm đều có kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H7N9) và văn bản phối hợp vận chuyển bệnh nhân tới cơ sở điều trị. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch dự phòng để phòng chống và thực hiện diễn tập phòng chống bệnh sốt vàng còn rất hạn chế.
Về kết quả can thiệp nâng cao năng lực của một số TTKDYTQT
- Việc sử dụng giáo trình điện tử trong tập huấn, đào tạo cho KDVYT về kiến thức phòng chống bệnh truyền nhiễm là hiệu quả và phù hợp, khả thi về nội dung, hình thức triển khai và điều kiện thực tế.
- Hiệu quả của mô hình sáp nhập Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế vào Trung tâm Kiểm soát bệnh bước đầu đã ghi nhận việc giảm được số lượng cán bộ làm công tác quản trị, hành chính. Tuy nhiên, với các năng lực về giám sát, ứng phó với các sự kiện y tế công cộng tại các đơn vị cần phải có nghiên cứu sâu hơn.
Tóm tắt tiếng anh:
Summary of key findings:
Knowledge, attitudes, and practives of quarantine workers for prevention and control of yellow fever and avian influenza A(H7N9) at International Health Quarantine Centers
The prevalence of good knowledge, positive attitude, and good practice for prevention and control of yellow fever and avian influenza A(H7N9) were relatively low in quarantine workers in Vietnam. Many workers had inaccurate knowledge of the disease causative agent and diagnostic specimens. Most of them had attitudes that yellow fever and avian influenza A(H7N9) were categorized as dangerous and extremely dangerous that need health education at immigration points. A low prevalence of participants practiced methods for diseases prevention and control at the Center was recorded.
Status of organization, human resources, facilities, equipment, operating mechanism, and dispatches and guidelines
Most Centers were well-organized with sufficient necessary departments. However, most lacked the number of quarantine officers compared to the Government’s requirement, especially those in the health sector and having English certificated. The equipment at the International Health Quarantine Center was insufficient, low yield, and error-prone. Most had prevention plans for influenza A (H7N9), however, it's scant for yellow fever. We recorded the shortage of contingency plans and simulation exercises for emergent events.
Aceptibility and feasibility of two interventions for improving healthcare workers’capacity at International Health Quarantine Centers
- Knowledge of yellow fever and influenza A (H7N9) was significantly improved after the intervention (compared to before the intervention and compared to the group taught by traditional methods).
- The effectiveness of combining the International Health Quarantine Center into the Center for Disease Control and Prevention for improving border health quarantine activities has initially reduced the number of administrative staff. However, further research is required to explore this effect on the capacity of monitoring and responding to public health events.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file