Trang chủ  |   Lịch  |   Email  |  
009bet
Tên chuyên đề: Kết quả lồng ghép điều trị bằng Suboxone tại cơ sở điều trị HIV ngoại trú trên người bệnh HIV nghiện các chất ma túy dạng thuốc phiện ở Hà Nội. (Ngày công bố: 09-08-2022)

Chuyên ngành: Y tế công cộng - 62720301

Họ tên: Đinh Thị Thanh Thúy

Ngày bảo vệ:

Hướng dẫn 1:PGS.TS. Lê Minh Giang

Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Hữu Bình

Tóm tắt tiếng việt:

Nghiên cứu cung cấp số liệu về kết quả điều trị lồng ghép Suboxone tại cơ sở HIV ngoại trú ở Hà Nội. Đây là một nghiên cứu can thiệp sử dụng thuốc mới – Suboxone (buprenorphine/naloxone) điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, được lồng ghép tại cơ sở điều trị HIV ngoại trú.

Một số kết quả chính như sau: Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Suboxone lồng ghép tại cơ sở HIV ngoại trú giúp giảm hành vi sử dụng ma túy. Hành vi sử dụng heroin trong 30 ngày qua giảm sau 12 tháng điều trị. Tỷ lệ sử dụng heroin trong 30 ngày qua là 100% tại thời điểm ban đầu, giảm xuống 68,7% tại thời điểm 3 tháng, 63,6% tại thời điểm 6 tháng, 60% thời điểm 9 tháng và 64,6% thời điểm 12 tháng. Xu hướng giảm hành vi sử dụng heroin trong 30 ngày qua sau 12 tháng điều trị có ý nghĩa thống kê (p<0.001). Tỷ lệ duy trì điều trị nghiện chất bằng Suboxne có xu hướng giảm theo thời gian điều trị, cộng dồn tại thời điểm 3, 6, 9 và 12 tháng lần lượt là 91,2%; 59,6%; 39% và 29,9%. Tỷ lệ đạt ức chế tải lượng virus <200 bản sao/mL là 70,5% tại thời điểm ban đầu, tại thời điểm 6 tháng và 12 tháng là 81,8%.

Các yếu tố liên quan đến cá nhân người bệnh như vấn đề kỳ thị liên quan đến kết quả dương tính với morphine (OR=2,51; 95% KTC: 1,39-4,53), liều Suboxone càng cao thì tỷ lệ bỏ điều trị càng thấp (HR= 0,94, 95%KTC: 0,91 – 0,98), người bệnh có mức CD ≥500 TB/mm3 có khả năng ức chế tải lượng virus HIV<200 bản sao/mL cao hơn 0,24 lần so với người bệnh có mức CD4<500 TB/mm3 (OR=0,24; 95% KTC: 0,09 – 0,64), kết quả dương tính với morphine (OR=0,24; 95% KTC: 0,06-0,90) có mối liên quan đến tuân thủ điều trị ARV. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, yếu tố động cơ điều trị và tình trạng sử dụng ma túy là những yếu tố thách thức tác động đến kết quả điều trị và duy trì trong điều trị. Ngoài ra, yếu tố thách thức từ phía hệ thống y tế đến kết quả điều trị bao gồm thay đổi chính sách điều trị ARV, sự kỳ thị, hạn chế nguồn nhân lực và quá tải công việc, điều kiện cơ sở vật chất và năng lực điều trị nghiện

Tóm tắt tiếng anh:

New findings of the dissertation:

The study provides data on outcomes of integrated Suboxone treatment in HIV outpatient clinics at Hanoi. This study uses Suboxone (buprenorphine/naloxone) to treat opiate addiction. 

Some key results are as follows: The opioid substitution treatment by Suboxone  integrated at HIV outpatient clinic reduces drug use behavior. Heroin use behavior in the past 30 days decreased after 12 months of treatment. The rate decreased from 100% at baseline to 68,7%, 61,6%, 62,1% and 67,7% at 3, 6, 9, and 12 months, respectively. This trend was statistically significant (p<0.001). The cumulative retention rate of Suboxne treatment at 3, 6, 9 and 12 months was 91.2%; 59.6%; 39% and 29.9%, respectively. The treatment retention rate tends to decrease with the duration of treatment. The rate of achieving viral load suppression <200 copies/mL was 70.5% at baseline, and 81,8% at 6 and 12 months. The HIV viral load suppression rate has not yet reached the target 90% of ARV patients reach the viral load suppression threshold.

The study provides associated factors from the patient and the health system sides to the outcomes of integrated Suboxone treatment in HIV outpatients clinics among patients living with HIV and opioid use disorder at Hanoi. Factors associated with testing positive for morphine showed that patients with stigma problems had a higher positive test result during treatment (OR=2.51; 95% CI: 1, 39-4.53). Patients receiving the high dose of Suboxone retain in the treatment longer than patient with the low dose (HR = 0.94, 95% CI: 0.91 - 0.98) and the more HIV stigma problems patients suffer lead to the higher the dropout rate (HR=1.01, 95% CI: 1.00 - 1.03). Factors related to HIV viral load suppression results show that patients with CD levels ≥500 TB/mm3 have 0.24 times higher ability to suppress HIV viral load < 200 copies/mL than those with CD4 levels <500 cells/mm3 (OR=0.24; 95% CI: 0.09 – 0.64). Patient having morphine positive result is associated with adherence to ART in the multivariable model (OR=0.24; 95% CI: 0.06-0.90). The qualitative research results show that the treatment motivation and drug use status are the challenging factors affecting retention statuss and treatment outcomes. In addition, challenging factors from health system include cutting the changing in ARV treatment modal, ARV treatment and substance use treatmet policy, stigma, limited human resources and workload, facility conditions and healthcar staff’s capacity on addiction treatment

Tóm tắt: Tải file

Toàn văn: Tải file

Loading...

Tên Họ tên Hướng dẫn1 Hướng dẫn2 Ngày bảo vệ

009bet
1