Tên chuyên đề: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi ruột non bóng kép trong chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hoá tại ruột non. (Ngày công bố: 22-08-2022)
Chuyên ngành:
Nội tiêu hoá - 62720143
Họ tên: Nguyễn Hoài Nam
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:GS.TS. Đào Văn Long
Hướng dẫn 2:
Tóm tắt tiếng việt:
Bằng nội soi ruột non bóng kép (NSRNBK), nghiên cứu đã chẩn đoán được nguyên nhân chảy máu ở 84/113 bệnh nhân nghi xuất huyết tiêu hoá đại thể tại ruột non, với tỷ lệ là 74,3%.
Ở 84 bệnh nhân có chẩn đoán xác định, tỷ lệ nam/ nữ là 1,9 với tuổi trung bình 48,6 ± 18,9 tuổi, 39,3% có tiền sử XHTH không rõ nguyên nhân. 65,5% bệnh nhân có đại tiện phân đen và 34,5% phân máu. 82,1% bệnh nhân có thiếu máu mức độ vừa và nặng và 81,0% phải truyền khối hồng cầu. Không có sự khác biệt về lượng hemoglobin và số lượng khối hồng cầu được truyền cho bệnh nhân theo nguyên nhân XHTH và vị trí tổn thương. Nguyên nhân chảy máu ruột non gồm: tổn thương tân sinh (u/polyp, 35,7%); túi thừa (28,9%), bất thường mạch máu (23,8%) và loét (10,7%). Vị trí tổn thương thường gặp nhất là đoạn cao hỗng - hồi tràng (52,4%), đoạn thấp hồi tràng (38,1%) và đoạn III-IV tá tràng (9,5%).
NSRNBK cầm máu áp dụng cho 29/84 (34,5%) bệnh nhân với tổn thương là 55,2% bất thường mạch máu, 24,1% túi thừa; 17,2% u/ polyp và 3,5% loét. Hai kĩ thuật cầm máu thường dùng là kẹp clip (51,5%) và điện đông (39,4%). 100% cầm máu thành công trên lâm sàng và 6/29 bệnh nhân chuyển phẫu thuật điều trị triệt căn. Theo dõi sau 122,2 ± 80,4 tuần ở 23 bệnh nhân, có 17,4% bệnh nhân tái chảy máu. Sau khi NSRNBK xác định nguyên nhân và vị trí chảy máu, 50/84 (59,5%) bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn ruột có tổn thương, gồm: 52,0% u; 38,0% túi thừa; 6,0% bất thường mạch máu và 4,0% loét; kết quả 100% không tái chảy máu trong thời gian theo dõi 185,3 ± 75,8 tuần. 11/84 (13,1%) bệnh nhân, NSRNBK thấy tổn thương cầm chảy máu, được điều trị nội khoa, gồm: 54,5% loét; 18,2% u; 18,2% túi thừa và 9,1% bất thường mạch máu; theo dõi sau 128,9 ± 110,2 tuần có 27,3% bệnh nhân tái chảy máu
Tóm tắt tiếng anh:
Thanks to Double Balloon Endoscopy (DBE), the study diagnosed the causes of hemorrhage in 84/113 suspected small intestinal bleeding patients, with a rate of 74,3%.
In 84 patients with confirmed diagnosis, the male/ female ratio was 1.9, the mean age was 48.6 ± 18.9 years and 39.3% of patients had history of GI bleeding of unknown cause. 65.5% of patients presented with melena and 34.5% with hematochezia. 82.1% of patients had moderate or severe anemia and 81.0% required packed red blood cells transfusion. There were no significant differences in the hemoglobin level and the number of unit of packed red blood cells required for transfusion between the different causes of bleeding and anatomical sites of lesions. Causes of small intestinal bleeding included neoplastic lesions (tumors and polyps, 35.7%), diverticula (29.8%), vascular abnormalities (23.8%) and ulcer (10.7%). The location of lesions were jejunum – upper ileum (52.4%), lower ileum (38.1%) and third and fourth parts of duodenum (9.5%).
Endoscopic hemostasis was applied to 29/84 (34.5%) patients with lesion distribution including 52.2% vascular abnormalities, 24.1% diverticula, 17.2% tumor/ polyps and 3.5% ulcers. The two most commonly used hemostasis techniques were clipping (51.5%) and electrocoagulation (39.4%). 100% of endoscopic interventions achieved clinical successful hemostasis and 6/29 patients switched to radical surgery. Follow-up 23 patients after 122,2 ± 80,4 weeks, 17.4% of patients had rebleeding. After detemining the causes and location of bleeding by DBE, 50/84 (59.5%) patients underwent intestinal resection involving lesion, including 52.0% tumors, 38.0% diverticula, 6.0% vascular abnormalities and 4.0% ulcers. 100% of patients after surgery did not rebleed during the follow-up period of 185,3 ± 75,8 weeks. The remaining patients (11/84, 13.1%) whose lesions were stopped bleeding on DBE received medical treatment, including 54.5% ulcers, 18.2% tumors, 18.2% diverticula and 9.1% vascular abnormalities and after 128,9 ± 110,2 weeks 27.3% of patients had rebleeding
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file