Tên chuyên đề: Đánh giá hiệu quả bảo vệ não ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy. (Ngày công bố: 06-12-2022)
Chuyên ngành:
Hồi sức cấp cứu và chống độc - 62720122
Họ tên: Nguyễn Tuấn Đạt
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Văn Chi
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Hà Trần Hưng
Tóm tắt tiếng việt:
Nghiên cứu can thiệp có nhóm đối chứng (nhóm chứng hồi cứu) gồm 136 bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn ngoại viện được cấp cứu thành công có tái lập tuần hoàn tự nhiên được điều trị tại Khoa cấp cứu A9 bệnh viện Bạch mai. 68 bệnh nhân được điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C trong thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2020. 68 bệnh nhân nhóm chứng hồi cứu được điều trị thường quy từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống ở nhóm hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C cao hơn so với nhóm chứng tại thời điểm ra viện (58,8% so với 33,8%; p = 0,003) cũng như tại thời điểm 6 tháng (51,5% so với 10,3%; p < 0,001). Kết cục thần kinh tốt ở nhóm hạ thân nhiệt cao hơn so với nhóm chứng tại thời điểm 30 ngày (36,7% so với 10,3%; p < 0,001) cũng như thời điểm 6 tháng (39,7% so với 10,3%;p < 0,001). Biểu đồ sống còn Kaplan-Meier của hai nhóm bệnh nhân cho thấy tại bất kỳ thời điểm nào trong 1 năm, tỉ lệ sống của nhóm điều trị hạ thân nhiệt đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Rét run là biến chứng gặp ở 100% bệnh nhân trong giai đoạn hạ nhiệt, được kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc. Rối loạn kali máu, hạ kali máu trong giai đoạn hạ nhiệt độ (KT0 3,7 ± 0,8 so với KT351 3,5 ± 0,7; p = 0,011), tăng kali máu trong giai đoạn làm ấm (KT2 3,8 ± 0,7 so với KT352 4,2 ± 0,8; p = 0,007). 72,1% BN có tăng đường máu, xu hướng tăng trong giai đoạn hạ nhiệt, ổn định trong giai đoạn duy trì và giai đoạn làm ấm. Giảm tiểu cầu là biến chứng thường gặp (TC T0 287,7 ± 72,2 so với TC T4 163,1 ± 61,1; p < 0,001), chỉ có một bệnh nhân có tiểu cầu giảm dưới 50 G/L. Nhịp chậm xoang gặp ở 10,3% BN. Nghiên cứu cho thấy điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C giúp cải thiện tỉ lệ sống sót cũng như kết cục thần kinh tốt cho bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn ngoại viện, không gây ra các biến chứng nặng cho bệnh nhân.
Việc áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy vào hồi sức sau ngừng tuần hoàn ngoại viện ở Việt Nam là đóng góp quan trọng cho lý luận cũng như thực hành lâm sàng của chuyên ngành Hồi sức cấp cứu. Phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy có thể được áp dụng rộng rãi tại các đơn vị Hồi sức cấp cứu trên toàn quốc.
Tóm tắt tiếng anh:
We conducted an intervention study with a control group (retrospective control group). 136 comatose patients after out-of-hospital cardiac arrest were successfully resuscitated with Return of spontaneous circulation and were treated at A9 Emergency Department, Bach Mai hospital. 68 patients received targeted hypothermia treatment of 33°C between October 2015 and January 2020. 68 patients in the retrospective control group received routine treatment from January 2013 to September 2015. The study results showed that the survival rate in the 33°C target hypothermia group was higher than that in the control group at the time of hospital discharge (58.8% vs 33.8%; p = 0.003) as well as at 6 months (51.5% vs 10.3%; p < 0.001). The good neurological outcome was higher in the hypothermic group than in the control group at 30 days (36.7% vs 10.3%; p < 0.001) as well as at 6 months (39.7% vs. 10.3%; p < 0.001). The Kaplan-Meier survival charts of the two groups of patients showed that at any time in 1 year, the survival rate of the hypothermic treatment group was significantly higher than that of the control group. Chills is a complication seen in 100% of patients in the hypothermic phase, which is completely controlled by medication. Potassium disorder, hypokalemia in the hypothermic phase (serum potassium T0 3.7 ± 0.8 vs. serum potassium T351 3.5 ± 0.7; p = 0.011), hyperkalemia during the warming phase (serum potassium T2 3 ,8 ± 0.7 compared to serum potassium T352 4.2 ± 0.8; p = 0.007). 72.1% of patients had hyperglycemia, increasing trend during cooling down phase, stable during maintenance phase and warming phase. Thrombocytopenia is a common complication (platelet T0 287.7 ± 72.2 compared with platelet T4 163.1 ± 61.1; p < 0.001), only one patient had a platelet drop below 50 G/L. Sinus bradycardia occurred in 10.3% of patients. The study showed that Targeted hypothermia treatment of 33°C improves survival as well as good neurological outcomes for comatose patients after out-of-hospital cardiac arrest, without causing serious complications for the patient.
The successful application of the technique of hypothermia treatment in resuscitation after out-of-hospital cardiac arrest in Vietnam is an important contribution to the theory and clinical practice of ICU. Command hypothermia method can be widely applied in ICU units nationwide.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file