Tên chuyên đề: Nghiên cứu nhu cầu và đánh giá hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ dị tật bẩm sinh tại thành phố Biên Hoà. (Ngày công bố: 16-01-2023)
Chuyên ngành:
Y tế công cộng - 62720301
Họ tên: Nguyễn Thị Lâm
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Trần Đức Phấn
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Liên
Tóm tắt tiếng việt:
- Chúng tôi áp dụng tính điểm % tham chiếu GMFM-66 theo phân loại khả năng vận động thô GMFCS và điểm tổng % GMFM-66 để đánh giá tiến triển cho trẻ bại não. Điểm % tham chiếu GMFM-66 sẽ đánh giá khả năng vận động tương đối của một trẻ bại não so với những trẻ bại não cùng độ tuổi và cùng mức độ phân loại vận động thô GMFCS trên mẫu chuẩn. - Áp dụng mô hình phục hồi chức năng tại nhà có tập huấn cho người nhà và sự trợ giúp giám sát của các cộng tác viên cho trẻ bại não có khó khăn vận động do dị tật bẩm sinh.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
- Trẻ khuyết tật có khó khăn vận động do dị tật bẩm sinh chiếm đa số 82,3%. Bại não do dị tật bẩm sinh cao nhất chiếm 48,1%. Có đến 100% trẻ khó khăn vận động do dị tật bẩm sinh có nhu cầu phục hồi chức năng vận động tại nhà và 24,0% có nhu cầu được hỗ trợ dụng cụ trợ giúp phần lớn thuộc nhóm di chuyển.
- Đa số trẻ bại não có khó khăn vận động do dị tật bẩm sinh là bại não thể co cứng chiếm 94,5%; liệt tứ chi chiếm 61,8%. Mức độ khuyết tật “đặc biệt nặng” chiếm 40,0%; “nặng” chiếm 18,2%. Mức độ V theo phân loại GMFCS chiếm nhiều nhất 38,2%.
- Mô hình phục hồi chức năng tại nhà đã mang lại hiệu quả thực sự cải thiện chức năng vận động cho trẻ bại não có khó khăn vận động do dị tật bẩm sinh: thay đổi tăng nhiều nhất là nhóm khoảng 50 -<60 điểm % tham chiếu GMFM-66 và hiệu số giữa hai lần đánh giá là 18,2 điểm. Thay đổi giảm nhiều nhất là nhóm bại não khoảng 40 -<50 điểm % tham chiếu GMFM-66; hiệu số giữa hai lần là 16,4 điểm. Kết quả còn bị ảnh hưởng bởi thể bại não và phân loại mức độ khuyết tật: trẻ có vị trí định khu liệt Khác (liệt ½ người, liệt 2 chi dưới, liệt 3 chi) được đánh giá có khả năng tiến bộ nhiều gấp 5,88 lần so với trẻ bị liệt tứ chi. Tập luyện phục hồi chức năng vận động tại nhà có tác dụng tốt cho trẻ bại não có khó khăn vận động do dị tật bẩm sinh.
Tóm tắt tiếng anh:
- We apply the GMFM-66 % reference score according to the GMFCS gross motor ability classification and the total score % GMFM-66 to assess the progress for children with cerebral palsy (CP). The GMFM-66 reference % scorewill assess the relative motor ability of a child with CP compared with children with CP of the same age and the same level of GMFCS gross motor classification on the standard sample.
- Applying a model of home rehabilitation with training for family members and the supervision of collaborators for children with CP who have mobility difficulties due to birth defects.
The results of the thesis:
- Children with disabilities with mobility difficulties due to birth defects accounted for the majority of 82.3%. Cerebral palsy caused by birth defects accounts for the highest 48.1%. Up to 100% of children with mobility difficulties due to birth defects need motor rehabilitation at home and 24.0% need assistance with assistive devices, mostly in the mobility group.
- The most children with CP have mobility difficulties due to congenital anomalies, spastic CP, accounting for 94.5%; quadriplegia accounted for 61.8%. The degree of disability is particularly severe, “especially heavy” for 40.0%; “heavy” 18.2%. Level V according to GMFCS classification accounts for the most 38.2%.
- The home rehabilitation model at home has brought real effects to improve motor function for children with CP who have mobility difficulties due to birth defects: the most increased change was in the group of about 50 -<60 % reference points GMFM-66 and the difference between two assessments was 18.2 points. The most decreased change was in the CP group about 40 -<50 % of reference GMFM-66 and the difference between the two times is 16.4 points. The results are also affected by CP type and disability classification: children with "Other" CP of paralysis (Triplegia, Diplegia, Monoplegia/ Hemiplegia) are assessed to have improved 5.88 times more than children with quadriplegia. Exercise rehabilitation at home has good effects for children with CP who have mobility difficulties due to birth defects.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file