Tên chuyên đề: Đánh giá hiệu quả hoạt động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú. (Ngày công bố: 17-02-2023)
Chuyên ngành:
Nội tiết - 62720145
Họ tên: Nguyễn Thị Tâm
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:GS.TS. Phạm Thắng
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền
Tóm tắt tiếng việt:
1. Mức độ HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
- Tỷ lệ bệnh nhân có mức độ HĐTL đạt theo khuyến cáo của WHO (≥ 600 METs-phút/tuần) chiếm 86,3%, giảm dần theo tuổi và không có sự khác biệt giữa hai giới.
- Thời gian và mức độ HĐTL ở nhóm BN có nghề nghiệp nông dân cao nhất và thấp nhất ở nhóm viên chức.
- Thời gian tĩnh tại trung bình/ngày cao: 3,49 ± 1,99 giờ/ngày, thời gian tĩnh tại ở nữ cao hơn ở nam.
2. Hiệu quả của can thiệp HĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
- Hiệu quả của can thiệp HĐTL đối với sự kiểm soát đường máu:
+ Can thiệp HĐTL giúp giảm đường máu đói của nhóm can thiệp 1,1 ± 1,1 mmol/l.
+ HbA1c của bệnh nhân nhóm can thiệp giảm 0,68 ± 0,66%
- Hiệu quả của can thiệp HĐTL đối với sự biến đổi phù hợp về tuần hoàn - hô hấp: CRF nhóm can thiệp tăng 0,75 ± 1,97 METs trong khi nhóm chứng giảm 0,60 ± 2,066 METs (p < 0,05)
- Can thiệp HĐTL có xu hướng làm giảm tình trạng đề kháng insulin, cải thiện các rối loạn lipid máu, giảm tỷ lệ béo trung tâm, nhưng chưa thấy hiệu quả rõ ràng với các chỉ số cân nặng, BMI.
Tóm tắt tiếng anh:
Level of physical activity in patients with type 2 diabetes
The proportion of patients with physical activity level as recommended by WHO (600 METs-minute/week) accounted 86,3%, decreasing gradually with age and there was no difference between the sexes.
Time and level of physical activity in the group of farmer was the highest and lowest in the group of official.
Average sedentary time/day was high: 3,49 ± 1,99 hours/day. The sedentary time is higher in women than in men.
Effect of physical activity in patients with diabetes
The effect of physical activity intervention helped reduce fasting blood glucose 1,1 ± 1,1 mmol/l, and HbA1c decreased by 0,68 ± 0,66%
The effect of physical activity intervention for appropriate changes in circulatory-respiratory fitness: CRF in the intervention group increased by 0,75 ± 1,97 METs, while in the control group decreased by 0,60 ± 2,066 METs (p < 0,05).
Physical activity interventions tend to reduce insulin resistance, improve dyslipidemia, and reduce central obesity, but no clear effect had been observed with changes in weight and body mass index.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file