Tên chuyên đề: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu và giá trị xét nghiệm ROTEM (Rotation Thromboelastometry) trong định hướng xử trí rối loạn đông máu ở bệnh nhân đa chấn thương. (Ngày công bố: 02-10-2023)
Chuyên ngành:
Huyết học và truyền máu - 62720151
Họ tên: Trần Thị Hằng
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Thị Nữ
Hướng dẫn 2:
GS.TS. Trịnh Hồng Sơn
Tóm tắt tiếng việt:
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam thực hiện trên 297 bệnh nhân chẩn đoán đa chấn thương từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2021, các kĩ thuật trong nghiên cứu được thực hiện trên hệ thống máy hiện đại tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là cơ sở ngoại khoa đầu ngành có chất lượng chuyên môn hàng đầu Việt Nam. Luận án có bố cục trình bày đầy đủ, nội dung hợp lý về tình trạng đông cầm máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đa chấn thương trên cơ sở đó đánh giá giá trị xét nghiệm ROTEM trong định hướng xử trí sớm rối loạn đông máu và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đa chấn thương để đưa ra được một số ngưỡng rối loạn của các thông số ROTEM trong quyết định truyền chế phẩm máu giúp xử trí nhanh, kịp thời tình trạng rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thể hiện rõ vai trò của các thông số Rotem trong chỉ định truyền máu khối lượng lớn và tiên lượng tử vong ở các bệnh nhân đa chấn thương.
Mục tiêu 1. Mô tả tình trạng đông cầm máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đa chấn thương
-
Xác định có 54,9% trường hợp RLĐM ở xét nghiệm đông máu thường quy trong đó gặp nhiều nhất là giảm số lượng tiểu cầu (34%) và fibrinogen (31%).
-
Tỷ lệ RLĐM tăng cao rõ rệt ở nhóm BN có tổn thương 4 cơ quan, mất máu mức độ nặng và TMKKL
-
Nguy cơ giảm PT% tăng 5,1 lần; nguy cơ giảm tiểu cầu tăng 12,1 lần; nguy cơ giảm fibrinogen tăng 3,8 lần (p<0,01) ở bệnh nhân TMKLL
Mục tiêu 2. Đánh giá giá trị xét nghiệm ROTEM trong định hướng xử trí sớm rối loạn đông máu và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đa chấn thương.
-
Kết quả ĐMCB và Rotem sau truyền chế phẩm: đều có sự cải thiện rõ rệt và tương quan tuyến tính thuận với nhau.
-
Giá trị dự báo rối loạn đông máu theo các ngưỡng truyền máu: có độ tin cậy cao với AUC > 0,9 và có độ nhạy, độ đặc hiệu cao
-
Giá trị dự báo truyền máu khối lượng lớn: Thông số CFT của INTEM và EXTEM có giá trị dự báo cao nhất với diện tích dưới đường cong là 0.80 và 0.806
-
Giá trị dự báo tỷ lệ tử vong: thông số CT-Rotem có giá trị tốt trong dự báo nguy cơ tử vong với AUC > 0,8 (p< 0,001).
Tóm tắt tiếng anh:
This is the first study in Vietnam conducted on 297 diagnosed polytrauma patients from January 2017 to May 2021. The techniques used in the study were carried out on a modern system at the leading surgical base in Vietnam, Viet Duc University Hospital. The thesis is well-structured and presents a reasonable content about the state of coagulation and some related factors in polytrauma patients. Based on this evaluation, the value of ROTEM testing in early management of coagulation disorders and some prognostic factors in polytrauma patients is assessed, to determine the coagulation disorder thresholds of ROTEM parameters for making timely decisions on transfusing blood products to manage coagulation disorders. Additionally, the study clearly demonstrates the role of ROTEM parameters in indicating large volume blood transfusions and predicting mortality in polytrauma patients.
Objective 1. Description of coagulation and some related factors in multi-trauma patients.
- The rate of coagulopathy in routine coagulation tests is 54.9%, of which the most common is decreased platelet count (34%) and fibrinogen (31%).
- The rate of coagulation disorders was significantly increased in the group of patients with damages in 4 organs, severe blood loss and massive blood transfusion.
- Patients with massive blood transfusion have an increased risk of PT% reduction by 5.1 times; the risk of thrombocytopenia increased 12.1 times; the risk of decreased fibrinogen increased 3.8 times (p<0.01).
Objective 2. Evaluation of the value of ROTEM test in guiding early management of coagulation disorder and some prognostic factors in patients with multiple trauma.
- Basic and Rotem coagulation results after infusion: both have significant improvement and are linearly correlated with each other
- Predictive value of coagulopathy according to blood transfusion thresholds: high confidence with AUC > 0.9, also high sensitivity and specificity.
- Predictive value of large volume blood transfusion: The CFT parameters of INTEM and EXTEM have the highest predictive value with the area under the curve of 0.80 and 0.806.
The predictive value of mortality: the CT-Rotem parameter has good value in predicting the risk of death with AUC > 0.8 (p<0.001).
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file