Tên chuyên đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số căn nguyên vi khuẩn trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. (Ngày công bố: 10-11-2023)
Chuyên ngành:
Lao - 62720150
Họ tên: Hoàng Thủy
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến
Tóm tắt tiếng việt:
Qua nghiên cứu trên 180 bệnh nhân đợt cấp của BPTNMT tại Bệnh viện Phổi Trung ương, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhập viện:
- Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 13/1, tuổi trung bình: 69,38 ± 9,40 tuổi.
- 77,2% bệnh nhân có nhiều đợt cấp (≥ 2 đợt cấp/năm).
- Hầu hết các bệnh nhân có nhiều triệu chứng phối hợp: khó thở tăng (97,8%), ho tăng (85,6%), khạc đờm tăng (80%), đờm mủ (80,0%). Triệu chứng thực thể: rì rào phế nang giảm (84,4%), ran rít, ran ngáy (73,9%), ran ẩm, ran nổ (44,4%).
- 65,5% bệnh nhân có tăng bạch cầu, 81,1% tăng nồng độ CRP
- Đa số bệnh nhân (78,9%) bị đợt cấp mức độ nặng.
2. Đặc điểm vi khuẩn ở đờm và tính nhạy cảm kháng sinh trong đợt cấp BPTNMT
* Kết quả vi khuẩn trong đờm bằng cả 2 phương pháp:
- Tỷ lệ xác định được vi khuẩn dương tính trong đợt cấp BPTNMT là 37,2% (67/180 trường hợp).
- Tỷ lệ các loài vi khuẩn trong số bệnh nhân dương tính: P. aeruginosa (20,9%), H. influenzae (17,9%), S. pneumoniae (11,9%), A. baumannii (10,4%), M. catarrhalis (9,0%), K. pneumoniae (6,0%), Stenotrophomanas maltophilia (3,0%), S. areus (3,0%). Nhóm vi khuẩn không điển hình phân: L. pneumophila (11,9%), M. pneumoniae (4,5%), C. pneumoniae (1,5%).
* Mối liên quan giữa vi khuẩn với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
- Yếu tố nguy cơ liên quan đến tiên lượng mức độ nặng của đợt cấp: có bệnh đồng mắc; khó thở tăng; khạc đờm tăng, rì rào phế nang giảm; ran rít ran ngáy; BC 10 G/L; GOLD nhóm D; FEV1 < 30% (p<0,05).
- Các yếu tố: Số đợt cấp trong năm (>3 đợt cấp); triệu chứng ran ở phổi; BC > 10G/L; CRP>= 40 mg/l; HCO3 bất thường; tổn thương Xquang hình ảnh phổi bẩn; dày thành phế quản liên quan đến khả năng xác định được vi khuẩn trong đợt cấp BPTNMT có có ý nghĩa thống kê.
- Ý nghĩa xác định khả năng có căn nguyên nhiễm khuẩn trong đợt cấp: CRP 11 mg/dL (Se 67,90% Sp 46,12%); PCT > 0,59 ng/mL (Se 51,5% và Sp79,3%).
- Những dấu hiệu giúp dự báo chỉ định dùng kháng sinh điều trị đợt cấp BPTNMT: Thời gian mắc bệnh (>5 năm); có bệnh đồng mắc; ho tăng; khạc đờm tăng; BC > 10 G/L; GOLD nhóm D; FEV1 < 30% (p<0,05).
Tóm tắt tiếng anh:
New conclusions of the thesis: Study 180 patients with COPD exacerbations, we recorded some results as follows:
1. The majority (77.2%) of patients had multiple exacerbations (≥2 exacerbations/year); 78.9% of patients had severe exacerbations;
- Most patients in COPD exacerbation had many symptoms: increased dyspnea (97.8%), increased cough (85.6%), increased sputum production (80.0%), purulent sputum (80.0%). Physical symptoms with alveolar murmurs decreased (84.4%), wheezing and snoring rales (73.9%), moist rales, crackles (44.4%).
- 65.5% of patients have leukocytosis, 81.1% increase in CRP concentration in COPD exacerbation.
- Bacterial results in sputum by both culture methods and realtime PCR:
- 67 cases of bacteria were positive (37.2%), negative (62.8%).
- Prevalence of bacterial species among positive patients: P. aeruginosa (20,9%), H. influenzae (17,9%), S. pneumoniae (11,9%), A. baumannii (10,4%), M. catarrhalis (9,0%), K. pneumoniae (6,0%), Stenotrophomanas maltophilia (3,0%), S. areus (3,0%). Atypical bacteria group: L. pneumophila (11.9%), M, pneumoniae (4.5%), Chlamydia pneumoniae (1.5%).
2. The relationship between bacteria and some clinical and paraclinical characteristics:
- The results of bacteria in sputum in COPD exacerbations were more common in the group with a long duration of disease, with many exacerbations, wheezing and snoring rales, moist rales, crackles in the lungs and groups with elevated WBC ≥ 10G/L in the blood, dirty lung image, bronchial wall thickening on chest Xray.
- The ability to identify bacterial infections during exacerbations: CRP ≥ 11 mg/dL (Se 67.90%, Sp 46.12%); PCT ≥ 0.59 ng/mL (Se 51.5% and Sp 79.3%).
- Multivariable logistic regression analysis showed the number of exacerbations per year (>3 exacerbations), pulmonary rales, WB > 10G/L, CRP ≥ 40 mg/l, abnormal HCO3 _ , dirty lung images and bronchial wall thickening on chest Xray are statistically significant symptoms that predict bacterial infection in COPD exacerbations.
- Risk factors related to predicting the severity of the exacerbation: presence of comorbid diseases; increased dyspnea; increased sputum production, alveolar murmurs decreased; wheezing and snoring rales; BC ≥ 10 G/L; GOLD group D; FEV1 < 30% (p<0,05).
- Signs that help predict the indication for antibiotics to treat exacerbations of COPD: Time of disease (>5 years); presence of comorbid diseases; increased cough; increased sputum production; BC ≥ 10 G/L; GOLD group D; FEV1 < 30% (p<0,05).
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file