Tên chuyên đề: Nghiên cứu kết quả mô hình can thiệp toàn diện trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi. (Ngày công bố: 16-11-2023)
Chuyên ngành:
Phục hồi chức năng - 62720166
Họ tên: Hoàng Khánh Chi
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Phạm Văn Minh
Hướng dẫn 2:
Tóm tắt tiếng việt:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu, không có nhóm chứng. 50 trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi được can thiệp PHCN trong 6 tháng từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2022. Mô hình PHCN toàn diện hướng mục tiêu lấy gia đình làm trung tâm đã được xây dựng tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau 6 tháng PHCN, kết quả đạt mục tiêu GAS về vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và các mục tiêu phối hợp là trên 74,7%. Trẻ bại não tiến bộ về chức năng vận động thô, vận động tinh, kĩ năng di chuyển, kĩ năng tự chăm sóc và kĩ năng xã hội thể hiện ở kết quả cải thiện điểm GMFM 66, QUEST và điểm PEDI (p<0,001). Mức độ chức năng vận động thô GMFCS và vị trí liệt liên quan đến sự cải thiện của điểm GMFM 66 (p<0.05). Sự cải thiện điểm PEDI kĩ năng xã hội có liên quan nghịch với số tháng tuổi của trẻ bại não (p<0,01). Mức độ chức năng giao tiếp CFCS liên quan đến sự cải thiện của điểm PEDI kĩ năng xã hội (p<0,01). Có mối liên quan thuận chiều giữa sự cải thiện: điểm PEDI kĩ năng di chuyển và điểm GMFM 66 (r=0,75, p<0,001), điểm PEDI kĩ năng tự chăm sóc và điểm QUEST (r=0,64, p<0,001), điểm PEDI kĩ năng di chuyển và điểm PEDI kĩ năng tự chăm sóc (r=0,55, p<0,001), điểm PEDI kĩ năng di chuyển và điểm PEDI kĩ năng xã hội (r=0,35, p<0,05), điểm PEDI kĩ năng tự chăm sóc và điểm PEDI kĩ năng xã hội (r=0,42, p<0,01). Nghiên cứu cho thấy: Mô hình PHCN toàn diện, hướng mục tiêu lấy gia đình làm trung tâm, áp dụng phương pháp trị liệu hướng mục tiêu và trị liệu ngôn ngữ cá nhân có hiệu quả cải thiện chức năng vận động thô, vận động tinh, kĩ năng di chuyển, tự chăm sóc và kĩ năng xã hội cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi. Hiệu quả can thiệp về kĩ năng di chuyển, tự chăm sóc và kĩ năng xã hội của trẻ bại não trong mô hình PHCN toàn diện có mối tương quan thuận với nhau.
Việc áp dụng thành công mô hình phục hồi chức năng toàn diện hướng mục tiêu lấy gia đình làm trung tâm cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi là đóng góp quan trọng cho lý luận cũng như thực hành lâm sàng của chuyên nghành PHCN. Mô hình có thể áp dụng rộng rãi tại các trung tâm phục hồi chức năng trên toàn quốc.
Tóm tắt tiếng anh:
We conducted a uncontrolled prospective clinical study. 50 children with spastic cerebral palsy under 6 years old received rehabilitation intervention for 6 months from January 2019 to December 2022. A comprehensive, family-centered rehabilitation model was developed at Hanoi Rehabilitation Hospital. Treatment outcomes: After 6 months of rehabilitation, the results of achieving GAS goals in physiotherapy, occupational therapy and speech therapy are over 74.7%. Children with cerebral palsy improved in gross motor functions, fine motor functions, mobility skills, self-care skills and social skills (p<0.001). GMFCS level and type of paralysis were found to correlate with the improvement of GMFM score 66 (p<0.05). The improvement in PEDI social skills scores and the age of children with cerebral palsy were inversely correlated (p<0.01). CFCS was shown to have correlation with improvement in PEDI social skills scores (p<0.01). There was a positive correlation between the improvement of PEDI mobility skills score and GMFM 66 score (r=0.75, p<0.001), PEDI self-care score and QUEST score (r=0.64, p<0.001), PEDI mobility skills score and PEDI self-care skills score (r=0.55, p<0.001), PEDI mobility skills score and PEDI social skills score (r=0.35 , p<0.05), PEDI self-care skills score and PEDI social skills score (r=0.42, p<0.01). The research has shown that a comprehensive, family-centered, goal-oriented rehabilitation model, applying goal-oriented therapy and individual speech therapy effectively improved gross and fine motor functions, mobility skills, self-care and social skills for children with spastic cerebral palsy under 6 years old. The effectiveness of the intervention on mobility skills, self-care and social skills of children with cerebral palsy participated in the comprehensive rehabilitation model were positively correlated with each other.
The successful application of a comprehensive, goal-directed, family-centered rehabilitation model for children with spastic cerebral palsy under 6 years old is an important contribution to the theory and clinical practice of the rehabilitation profession. The model can be widely applied at rehabilitation centers nationwide.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file