Tên chuyên đề: Nghiên cứu tổn thương thần kinh đoạn cẳng tay ở đối tượng giám định thương tích. (Ngày 15-09-2022)
Chuyên ngành:
Thần kinh - 62720147
Họ tên: Đỗ Lập Hiếu
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Trọng Hưng
Hướng dẫn 2:
TS. Đào Quốc Tuấn
Tóm tắt tiếng việt:
- Mô tả chi tiết, toàn diện đặc điểm lâm sàng, chỉ số dẫn truyền điện sinh lý thần kinh ngoại vi của nạn nhân tổn thương thần kinh đoạn cẳng tay (các dây thần kinh trụ, giữa, quay). Thương tích ưu thế tay trái, vị trí hay gặp là đoạn 1/3 trên và 1/3 dưới cẳng tay. Dây trụ bị tổn thương nhiều nhất. Nghiên cứu cho thấy khảo sát tốc độ dẫn truyền thần kinh giúp chẩn đoán định khu vị trí thần kinh trụ, giữa, quay bị tổn thương. Khi khảo sát điện cơ đồ, thấy điện thế tự phát hay co giật sợi cơ giúp chẩn đoán sớm tổn thương hoàn toàn hay không hoàn toàn. Nghiên cứu đánh giá sự phục hồi tổn thương dây thần kinh sau 6 tháng bằng thăm dò điện cơ kim có giá trị hơn đo dẫn truyền. Tỷ lệ tái chi phối thần kinh cơ là 39% cao hơn so với thời điểm ban đầu; trong đó tỷ lệ ở nhóm cơ do dây giữa chi phối là cao nhất (58,3%), sau đến dây trụ (48,7%) và thấp nhất là dây quay (24,2%). Thời gian tổn thương có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với biên độ vận động dây thần kinh quay và tái chi phối thần kinh cơ (p<0,05). Tổn thương bên trái có mối liên quan với tổn thương dây thần kinh quay. Có mối liên quan giữa tay tổn thương (tay trái) và sự tái chi phối thần kinh cơ. Mức độ bệnh tính theo điểm Quick DASH chỉ có mối liên quan với tổn thương dây thần kinh quay (tổn thương myelin và sợi trục) và tái chi phối thần kinh cơ.
- Nghiên cứu đưa khuyến cáo nên phối hợp giữa thăm khám lâm sàng và khảo sát điện sinh lý thần kinh ngoại vi trong xác định tổn thương thần kinh đoạn cẳng tay ở đối tượng giám định thương tích. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán tổn thương dây thần kinh và xác định chính xác tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể cho người bị tổn thương thần kinh ngoại vi
Tóm tắt tiếng anh:
- Detailed, comprehensive description of clinical features, electrophysiological method for peripheral nerve of victim with nerve injury in the forearm segment (ulnar nerve, median nerve and radial nerve). Injury to the left hand, the most common location is the upper 1/3 and lower 1/3 of the forearm. Ulnar nerve is most affected. The study showed that the conduction velocity of the nerve helps to diagnose the localization of the ulnar nerve, medial, radial lesions. When examining the electromyogram, seeing spontaneous voltages or muscle fiber twitches helps in early diagnosis of complete or incomplete damage. Research evaluating the recovery of nerve damage After 6 months by electromyography is more valuable than conduction measurement. The rate of neuromuscular re-innervation was 39% higher than Initial time; in which the percentage in the muscle group dominated by the median nerve was the highest (58.3%), followed by the ulnar nerve (48.7%) and the lowest was the radial nerve (24.2%). The time of injury was significantly related to the amplitude of radial nerve movement and neuromuscular rewiring (p<0.05). The left lesion is related to the radial nerve lesion. There is a relationship between the injured hand (left hand) and neuromuscular re-innervation. The severity of the disease according to the Quick DASH score was only associated with radial nerve damage (myelin and axonal damage) and neuromuscular rewiring.
- The study recommends a combination of clinical examination and electrophysiological method for peripheral nerve in determining nerve injury in the forearm segment in injury assessment subjects. Thereby contributing to improving the quality of nerve injury diagnosis and accurately determining the percentage of body damage for people with peripheral nerve injury.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file