Tên chuyên đề: Nghiên cứu ứng dụng điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ không mổ được bằng phương pháp đốt sóng cao tần. (Ngày công bố: 19-05-2023)
Chuyên ngành:
Ung thư - 62720149
Họ tên: Phạm Vĩnh Hùng
Ngày bảo vệ:
Hướng dẫn 1:PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu
Hướng dẫn 2:
PGS.TS. Nguyễn Phước Bảo Quân
Tóm tắt tiếng việt:
Luận án được tiến hành trong bối cảnh ung thư phổi là bệnh lý ác tính có tỉ lệ mắc và tử vong cao ở Việt Nam. Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản, theo sau bởi hóa chất, xạ trị, hoặc điều trị đích. Phương pháp điều trị đốt sóng cao tần mang lại hiệu quả trong kiểm soát tại chỗ tại vùng giúp giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm. Do đó việc đánh giá đầy đủ kết quả điều trị, độ an toàn , ghi nhận ưu nhược điểm, của kĩ thuật này là cần thiết. Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm 63 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn bệnh và không thuộc nhóm tiêu chí loại trừ đã được điều trị đốt sóng cao tần tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, so sánh kết quả trước sau.
Kết quả của luận án cho thấy phương pháp đốt sóng cao tần mang lại hiệu quả tốt trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không phẫu thuật được, cụ thể là 36,5% trường hợp hoại tử hoàn toàn sau RFA, thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 20,5 tháng; tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 1 năm, 3 năm và 5 năm lần lượt là 57,1%, 16,8% và 6,3%, thời gian sống thêm bệnh không tiến triển tại chỗ là 15,7 tháng; tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển tại chỗ sau 1 năm, 3 năm và 5 năm lần lượt là 42,9%; 9,5% và 6,3%.
Các biến chứng sau RFA bao gồm 25,4% tràn khí màng phổi số lượng ít; 19,1% tràn máu màng phổi số lượng ít. Các biến chứng ở mức độ nhẹ. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy RFA là một phương pháp có thể được cân nhắc điều trị đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không mổ được và chỉ định này cũng cần được đánh giá cẩn thận trên từng bệnh nhân trước khi quyết định để mang lại lợi ích điều trị tốt nhất.
Tóm tắt tiếng anh:
The thesis was carried out in the context of lung cancer being a malignant disease with a high incidence and mortality rate in Vietnam. The primary treatment for lung cancer is surgery, followed by chemotherapy, radiation, or targeted therapy. Radiofrequency ablation (RFA) therapy is an effective treatment in reducing symptoms and extending survival by providing local control. Therefore, it is necessary to thoroughly evaluate the efficacy, safety, advantages, and disadvantages of this technique. The study included 63 patients with non-small cell lung cancer who met the disease selection criteria and did not belong to the exclusion criteria group, and were treated with RFA at Nghe An Oncology Hospital.
The study was an uncontrolled clinical intervention study that compared outcomes before and after the implementation of the intervention. The results showed that RFA was an effective procedure for treating inoperable NSCLC. Specifically, 36.5% of cases had complete necrosis after RFA, the median survival time was 20.5 months, and the overall survival rates after 1 year, 3 years, and 5 years were 57.1%, 16.8%, and 6.3%, respectively. The median local progression-free survival was 15.7 months, and the local progression-free survival rates after 1 year, 3 years, and 5 years were 42.9%, 9.5%, and 6.3%, respectively.
Complications after RFA included 25.4% minor pneumothorax and 19.1% minimal hemothorax, the majority of which were low-grade complications. The research results of the thesis also indicate that RFA is a method that can be considered for the treatment of patients with inoperable NSCLC, and this indication also needs to be carefully evaluated for individuals before making a decision to bring the optimal treatment benefit.
Tóm tắt:
Tải file
Toàn văn:
Tải file